Khi nhắc đến một hệ thống ERP thì Odoo là cái tên đầu tiên được người dùng nghĩ đến. Những tính năng hữu ích, đặc biệt là tính linh hoạt của hệ thống ERP này chính là điểm được đánh giá cao.
Odoo hiện cung cấp ra thị trường hai phiên bản: Odoo Cộng Đồng (Odoo Community) và Odoo Doanh Nghiệp (Odoo Enterprise), nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
Trong bài viết này, Onnet Consulting sẽ đưa hai phiên bản Odoo Community vs Enterprise ra để so sánh để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn qua đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Trước khi đi vào so sánh sự giống và khác nhau giữa Odoo Community và Odoo Enterprise, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm lớn hơn: Odoo là gì?
I. Odoo ERP là gì?
Odoo là một phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở (open-source) với khả năng tùy chỉnh và mở rộng vô hạn.
Odoo là một ERP toàn diện bao gồm các giải pháp quản lý Bán hàng, Chăm sóc khách hàng, Quản trị dự án, Quản trị kho, Quản trị sản xuất, Quản lý tài chính và Quản trị nguồn nhân lực,…đáp ứng được mọi nhu cầu của mọi doanh nghiệp, ở mọi ngành nghề và mọi quy mô.
Với hơn 7.000.000 người tin dùng, Odoo hiện đang là giải pháp ERP số 1 trên thế giới.
Hành trình chinh phục thế giới ERP của Odoo bắt đầu vào năm 2002 với cái tên TinyERP do Fabien Pinckaers sáng lập.
-> Fabien Pinckaers bắt tay vào xây dựng TinyERP vào năm 2002 và chính thức phát hành ra thị trường vào năm 2005. Tuy nhiên, sau 3 năm quyết định không thể để đứa con của mình tiếp tục "nhỏ bé"(tiny) nữa nên đã đổi tên thành OpenERP.
-> Vào năm 2013, OpenERP đã giành được giải thưởng Deloitte cho công ty phát triển nhanh nhất ở Bỉ, với mức tăng trưởng 1549% trong khoảng thời gian 5 năm.
-> Năm 2014, OpenERP được đổi tên thành Odoo, viết tắt của On-Demand Open Object với mong muốn định nghĩa lại: Odoo không chỉ là một phần mềm ERP mà nó là một bộ ứng dụng dành cho doanh nghiệp.
-> Năm 2015, Tạp chí Inc. đã xếp Odoo vào top 5000 công ty tư nhân phát triển nhanh nhất ở Châu Âu.
-> Vào năm 2019, công ty đã huy động được khoản đầu tư 90 triệu đô la.
-> Vào năm 2021, các sản phẩm của Odoo đã được hơn 7.000.000 người dùng trên toàn cầu. Theo Giám đốc điều hành Fabien Pinckaers, Odoo dự kiến sẽ thuê 1.000 nhân viên mới.
II. So sánh Odoo Community và Odoo Enterprise
Hiện Odoo cung cấp ra thị trường hai phiên bản Odoo Community (cộng đồng, miễn phí) và Odoo Enterprise (doanh nghiệp, có phí).
Odoo Community là phiên bản miễn phí trong khi Odoo Enterprise là phiên bản trả phí và được nâng cấp phù hợp với thị trường ngách có giá trị cao. Phiên bản Odoo Enterprise cung cấp hỗ trợ chức năng không giới hạn, nâng cấp và lưu trữ, trái ngược với Odoo Community. Tốc độ và hiệu suất cũng là điểm khác nhau của hai phiên bản. Odoo Enterprise với phiên bản Community.
Dưới đây là những khác nhau cơ bản của hai phiên bản:
Chi phí
Giá cả chính là sự khác biệt giữa Odoo Community và Odoo Enterprise. Theo cách suy nghĩ thông thường thì Odoo Enterprise sẽ tiêu tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp hơn phiên bản Odoo Community. Suy nghĩ đó không sai nhưng chưa hẳn đã đúng hoàn toàn.
Phiên bản nào tiết kiệm chi phí hơn còn tùy thuộc vào những gì bạn đang mong muốn Odoo đem lại cho doanh nghiệp của mình.
Nói cách khác, Odoo Enterprise có thể tiêu tốn chi phí ngân sách của doanh nghiệp nhiều hay ít tùy thuộc vào 5 yếu tố: số lượng người dùng, ứng dụng được cài đặt, phương thức lưu trữ, chi phí triển khai, tích hợp ứng dụng từ bên thứ 3.
Trong khi đó, phiên bản Odoo Community thì việc tùy chỉnh và phát triển để đáp ứng đầu đủ nhu cầu của ngốn khoảng chi phí không nhỏ. Bên cạnh đó chi phí để duy trì đội ngũ IT vận hành hệ thống cũng cần được tính tới.
Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy chi phí mà doanh nghiệp sử dụng Odoo Enterprise trong 5 năm thấp hơn so với doanh nghiệp sử dụng Odoo Community có nhu cầu tùy chỉnh cao.
Mặc dù Enterprise sẽ tiêu tốn chi phí license hằng năm, nhưng Community chi phí triển khai ban đầu, phát triển bổ sung, chi phí nâng cấp sẽ cao hơn sau 5 năm..
Mô-đun & Tính năng
Một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa Odoo Community và Enterprise là tính năng. Enterprise đem đến tất cả những tính năng mà bản Community có đồng thời bổ sung thêm những mô-đun & tính năng nâng cao giúp cho việc quản trị doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn.
a. Ứng dụng di động
Hiện Odoo chỉ cung cấp ứng dụng di động cho người dùng Enterprise của mình. Đối với người dùng Community bạn vẫn có thể truy cập trên điện thoại nhưng phải thông qua trình duyệt web, điều này vừa khiến bạn mất thời gian vừa bất tiện. Ở thời đại mà mà điện thoại trở thành vật bất ly thân của mỗi người thì Odoo cung cấp ứng dụng cho người dùng là vô cùng hữu ích. Với Odoo Enterprise, giờ đây bạn sẽ có quyền truy cập vào ứng dụng với bất kỳ thiết bị Android và iOS nào. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều!
b. Tính năng kế toán không giới hạn
Với Odoo Community, Odoo cho phép bạn sử dụng các ứng dụng như Lập hóa đơn, Thanh toán và theo dõi Chi phí. Trong khi đó, người dùng phiên bản Enterprise có thể nhận được một giải pháp kế toán toàn diện, bao gồm các chức năng báo cáo tài chính, đáng chú ý nhất là Báo cáo Kế toán linh hoạt, cho phép người dùng xem các báo cáo chi tiết về bảng cân đối kế toán, lãi và lỗ trên cùng một trang bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận chi tiết.
c. Tăng doanh số bán hàng + ứng dụng thương mại điện tử
Phiên bản Community cung cấp các ứng dụng Bán hàng, CRM và POS. Điều đó rất tốt tuy nhiên doanh nghiệp của bạn rõ ràng là cần nhiều hơn thế. Trong xu thế kinh doanh ngày nay nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả Thương mại điện tử điều bắt buộc là phải chuyển sang phiên bản Enterprise. Odoo Enterprise cho phép bạn sử dụng trình kết nối API như Amazon, bạn cũng có thể dễ dàng gửi đến khách hàng của mình những chương trình khuyến mãi, giảm giá, phiếu quà tặng trên phiên bản này.
Trong Odoo Enterprise, tính năng bán hàng của doanh nghiệp thậm chí còn được nâng cấp mạnh mẽ hơn. Bạn có thể tìm hiểu về chúng thông qua bài viết này:
d. Quản lý kho, sản xuất trở nên dễ dàng hơn
Bạn có thể đã sử dụng ứng dụng Sản xuất trong Community. Tuy nhiên để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất bạn cần kích hoạt Work Centers chỉ có trong Enterprise! Ngoài ra với các tính năng của ứng dụng Chất lượng, bạn có thể đảm bảo mọi sản phẩm mình tạo ra đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn.
Phiên bản Enterprise của Odoo cũng giúp bạn nâng việc quản lý kho của mình lên một tầm cao mới bằng cách sử dụng ứng dụng Mã vạch để quét các sản phẩm.
Những tính năng mới trong việc quản lý kho mà Odoo 17 đem đến cho bạn được chúng tôi cập nhật ở đây:
>> Những tính năng mới cập nhật trong Odoo 17
e. Tự động hóa tiếp thị
Odoo Enterprise 15 cũng cung cấp cho bạn một bộ công cụ tiếp thị như Mẫu email, Social Marketing và Marketing Automation để có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng. Đó cũng là một điểm vượt trội hơn so với phiên bản Community.
f. Tùy chọn lưu trữ
Odoo Community và Odoo Enterprise cũng khác nhau trong việc lưu trữ. Với Odoo Community, bạn phải tự xử lý việc lưu trữ của mình với phương thức: lưu trữ tại chỗ hoặc lưu trữ đám mây.
Với Enterprise, bạn có cả hai tùy chọn này, nhưng bạn có thêm tùy chọn lưu trữ đám mây bằng Odoo.sh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Odoo SaaS. Tuy nhiên, bạn không thể tùy chỉnh trường hợp này, vì đây là mô hình nhiều người thuê trong đó mọi người đều truy cập vào cùng một phần mềm.
Lưu trữ Odoo Community
Lưu trữ tại chỗ
Lưu trữ đám mây (AWS, Digital Ocean, Google Cloud, v.v.)
Lưu trữ odoo Enterprise
Lưu trữ tại chỗ
Lưu trữ đám mây (AWS, Digital Ocean, Google Cloud, v.v.)
Lưu trữ đám mây (Odoo.sh)
SaaS (không thể tùy chỉnh)
g. Hỗ trợ, sửa lỗi và nâng cấp
Một sự khác biệt lớn nữa giữa hai phiên bản là khả năng hỗ trợ, sửa lỗi và nâng cấp. Nhiều doanh nghiệp đặt tầm quan trọng vào việc có thể nhận được hỗ trợ khi họ cần – trong khi đó Odoo cung cấp điều này cho phiên bản Enterprise, còn Odoo Community thì điều đó không làm được.
Odoo cũng cung cấp hỗ trợ nâng cấp miễn là phiên bản Enterprise, tức là từ Community đến Enterprise hoặc Enterprise phiên bản cũ đến Enterprise phiên bản mới.
Trên đây, Onnet Consulting đã gửi đến các bạn một số điểm khác nhau của Odoo Community và Odoo Enterprise. Từ đó hy vọng bạn có thể có thêm kiến thức để đưa ra sự lựa chọn và triển khai Odoo phù hợp với công ty mình.
Bạn có thể xem thêm sự khác biệt giữa hai phiên bản Odoo Community và Odoo Enterprise ở bảng bên dưới:
III. Giá cả
Cuối cùng, vấn đề mà mọi người quan tâm nhiều nhất chính là giá cả. Bởi vì Odoo Enterprise là phiên bản được cấp phép của Odoo, nó bổ sung chi phí hàng năm cho phí cấp phép. Có nghĩa là Odoo Community thường ít tốn kém hơn cho các công ty. Nhưng trên thực tế không chỉ có thế.
Đối với phiên bản Odoo Community, mặc dù bạn không phải bỏ chi phí ra để mua các module và chi phí người dùng hàng tháng. Nhưng ngược lại bạn phải bỏ ra một số tiền khổng lồ để xây dựng và duy trì đội ngũ lập trình để tuỳ chỉnh và phát triển các module theo ý muốn.
Đối với những công ty có quy mô tầm trung - nhỏ, lựa chọ bản Enterprise sẽ là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, đối với những công ty, tập đoàn lớn với quy mô nhân hàng ngàn trở thì việc lựa chọn phiên bản Community lại có lợi hơn về chi phí.
IV. Kết luận
Odoo Enterprise vs Community đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên đứng với góc độ của đối tác số 1 của Odoo tại Việt Nam, Onnet Consulting khuyên bạn nên sử dụng phiên bản Enterprise để nhận được sự hỗ trợ và bảo mật tốt nhất.
Liên hệ chuyên gia của Onnet Consulting để được tư vấn ngày hôm nay!