Chuyển đổi số cửa hàng của bạn ngay hôm nay với Odoo eCommerce










Không chỉ riêng Việt Nam, mà trên toàn thế giới tình hình kinh tế nói chung và các cửa hàng bán lẻ nói riêng đều nằm trong tình trạng đóng băng do đại dịch Covid-19. Trong thời điểm này, nhu cầu mua sắm có chiều hướng giảm sút đặc biệt là mua sắm trực tiếp tại các điểm bán hàng truyền thống.

Bên cạnh đó, việc mua hàng online trở thành xu hướng như một giải pháp tối ưu nhất dành cho khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp đang dần có xu hướng dịch chuyển mô hình kinh doanh từ offline sang online để khắc phục những khó khăn trong thời điểm nghiêm trọng này, và đó là một giải pháp được đánh giá cao và mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc cho các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trải nghiệm mua sắm của khách hàng sẽ trở nên đáng nhớ với những tính năng mua sắm linh hoạt, tránh phải xếp hàng dài chờ đợi.


Những khó khăn, thách thức khi xây dựng Sàn Thương mại điện tử

Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thách thức khi một doanh nghiệp bán lẻ truyền thống bắt đầu chuyển mình sang một nền tảng thương mại điện tử mở. Doanh nghiệp cần nắm rõ những thông tin cơ bản để xây dựng một nền tảng vững chắc. Vì vậy, những khó khăn, trở ngại phải được tháo gỡ để tạo nên một trải nghiệm mua sắm trực tuyến hoàn hảo nhất cho khách hàng. Những thách thức được kể dưới đây chúng tôi mong sẽ giúp bạn tháo gỡ được vấn để của doanh nghiệp hiện tại:

Chưa nắm chắc những kiến thức về việc sử dụng tài nguyên được thu thập trong một nền tảng thương mại điện tử

Việc thu thập và phân tích dữ liệu bị bỏ sót lại trong nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên, đó là cách hữu hiệu để có được thông tin. Để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong bất kỳ lĩnh vực buôn bán nào, việc thu thập thông tin tốt hơn về khách hàng luôn được đặt vào mục quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp không chỉ nâng cao trải nghiệm và tăng mức độ hài lòng của khách hàng, mà còn tăng doanh thu của công ty. 

Để điều hành một cửa hàng thương mại điện tử hiệu quả, việc phân tích dữ liệu là một kỹ năng thiết yếu.

  • Gửi email, tin nhắn thông báo về các chương trình giảm giá, khuyến mãi đặc biệt, từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng của mình

  • Đưa cho khách hàng những gợi ý mua sắm được cá nhân hoá, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và đến gần hơn với các sản phẩm yêu thích

  • Dựa trên những yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, từ đó, phát triển giá linh hoạt.


Thiếu kinh nghiệm trong việc thiết lập các dòng hoạt động

Sự thành công của cửa hàng trực tuyến cần có một quy trình thương mại điện tử hoàn chỉnh. Các luồng hoạt động chính trong hệ thống cần được liên kết để doanh nghiệp nhận định những yếu tố quan trọng cần tự động hoá hoặc điều chỉnh lại để mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Dòng sản phẩm hoạt động: Đảm bảo tính chính xác và chất lượng của sản phẩm cũng như dịch vụ đến tay khách hàng đúng thời điểm, và luôn trong tình trạng tốt nhất.

  • Dòng tiền: Cần đa dạng các loại hình thanh toán cho khách hàng lựa chọn để phù hợp với từng nhu cầu của họ.

  • Dòng thông tin: Cung cấp thông tin chính xác về doanh nghiệp để nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Không chỉ vậy, vì là cửa hàng trực tuyến, để giao dịch trở nên dễ dàng và suôn sẻ, doanh nghiệp cũng cần yêu cầu những thông tin cần thiết của khách hàng để đảm bảo việc giao hàng thuận tiện.

  • Dòng sản phẩm ngược: Khách hàng có thể hoàn trả hàng hay yêu cầu thay đổi sản phẩm nếu như có bất kỳ khó khăn nào về chất lượng sản phẩm trong quá trình giao nhận hàng hoá.

Lựa chọn giải pháp công nghệ 

Khó khăn lớn trong việc chuyển đổi từ hệ thống bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử chính là việc lựa chọn hệ thống triển khai. Việc này có thể làm lãng phí thời gian của bạn nếu như thiếu kinh nghiệm với các hệ thống thương mại điện tử.

Một hệ thống thương mại điện tử không phù hợp với doanh nghiệp có thể là khởi đầu của những khó khăn thách thức cho doanh nghiệp như giảm lưu lượng truy cập, chuyển đổi thấp hay mất doanh thu. Không những thế, vì giải pháp không phù hợp, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm thời gian và chi phí để cập nhật hoặc chuyển đổi sang một nền tảng khác.

Hiện tại, không khó để doanh nghiệp tìm kiếm các nền tảng Thương mại điện tử trên thị trường, tuy nhiên, việc lựa chọn một hệ thống phù hợp với doanh nghiệp không dễ dàng. Do đó, các công ty cần phải nghiên cứu toàn diện, đưa ra những luận điểm chính xác để từ đó đưa ra lựa chọn hoàn hảo.

Bắt đầu với một nền tảng Thương mại điện tử - Doanh nghiệp cần gì?

Trước khi bắt đầu xây dựng một nền tảng Thương mại điện tử, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều sau để tránh rủi ro không mong muốn trong quá trình triển khai

Xác định rõ ràng, chính xác nhu cầu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chắc chắn rằng:

  • Hành trình trải nghiệm của khách hàng cần có những gì? 

  • Phương thức thanh toán

  • Phương thức vận chuyển, giao hàng

  • Những chính sách mà doanh nghiệp cung cấp

Sàn Thương mại điện tử cần được tích hợp với Kho hàng

Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật trạng thái Hàng tồn kho của mình để khách hàng biết được và mua hàng. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý Bán hàng trực tuyến. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể mất khách hàng nếu như không hoàn thành đơn hàng trong thời gian dự kiến. 

Một số ví dụ điển hình với mô hình kinh doanh thương mại điện tử được đánh giá cao trên thị trường như Amazon, Shopee và Tiki. Không những khách hàng có một trải nghiệm tuyệt vời trên trang web của họ, mà họ còn liên tục cập nhật để mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Lập kế hoạch chiến lược giữ chân khách hàng

Bên cạnh việc chi tiền cho quảng cáo, doanh nghiệp hoàn toàn cần liên tục cải thiện, nâng cao trải nghiệm của khách hàng để có thể giữ chân họ với nền tảng Thương mại điện tử của mình.

Doanh nghiệp cần có những chiến lược Marketing tốt cũng như những kế hoạch trong việc phát triển cửa hàng trực tuyến của mình để khách hàng có một hành trình mua sắm tốt nhất từ sản phẩm đến dịch vụ.

Tính năng Thương mại điện tử của Odoo

Odoo eCommerce cung cấp dịch vụ phát triển Odoo dễ dàng cho Trang web của doanh nghiệp với thiết lập nhanh chóng và tích hợp đầy đủ các ứng dụng Odoo khác.

3 mô-đun thường kết hợp với nhau để xây dựng một cửa hàng trực tuyến hoàn chỉnh

  • Trang web: Sử dụng Odoo eCommerce, việc xây dựng trang web đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn chỉ cần kéo và thả các khối xây dựng vào trang web. Odoo  eCommerce sẽ chạy mã trong nền để doanh nghiệp có thể đặt màu nền và hình ảnh trong chính trang đó. Tất cả các thay đổi được thực hiện đối với trang web sẽ được xem ngay lập tức trong bản xem trước trên thiết bị di động. Dễ dàng kéo thả biểu ngữ, hình ảnh, trang trình bày, lợi kêu gọi hành động, khối văn bản và hơn thế nữa. Trình tạo trang web của Odoo có thể tạo và chỉnh sửa sản phẩm và khi mọi thứ được đồng bộ hoá và tích hợp, dữ liệu từ kho cũng được cải thiện.

  • Thương mại điện tử: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tùy chỉnh trang sản phẩm của mình theo phong cách riêng. Với Odoo eCommerce, tạo các thiết kế tùy chỉnh cho các trang sản phẩm vô cùng dễ dàng, để giới thiệu doanh nghiệp của mình một cách độc đáo và cũng có thể thêm các thuộc tính sản phẩm như màu sắc, kích thước hay kiểu dáng để giữ cho các dòng sản phẩm dễ dàng được điều hướng. 

  • Hàng tồn kho: Giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho sản phẩm hoặc tài sản của họ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Quản lý hàng tồn kho Odoo là hệ thống theo dõi và kiểm kê tích hợp hai mục tốt nhất để quản lý kho hàng. Với mô-đun quản lý hàng tồn kho của Odoo, bạn có thể quản lý kho hàng, nhà cung cấp, luồng mua hàng, v.v. Và mô-đun Hàng tồn kho cũng có thể kiểm tra tình trạng hàng trên trang web để người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm có sẵn để được giao ngay. 

  • Hoá đơn: Được tích hợp với nền tảng Thương mại điện tử để kiểm soát và chấp nhận thanh toán.

Odoo - Giải pháp cho những khó khăn, thách thức mà các nhà bán lẻ truyền thống gặp phải khi bắt đầu chuyển mình sang nền tảng Thương mại điện tử.


Chuyển đổi số cửa hàng của bạn ngay hôm nay với Odoo eCommerce
Minh Ngoc 26 December, 2021

Chia sẻ bài viết này