Nâng cấp Odoo

Những lưu ý khi nâng cấp Odoo Enterprise lên phiên bản mới nhất

Có cần thiết nâng cấp lên Odoo 15 không? Những vấn đề gì cần lưu ý khi nâng cấp. Các câu hỏi đó sẽ được Onnet Consulting Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây









Kể từ khi ra mắt, Odoo vẫn giữ được thói quen mỗi năm tung ra một phiên bản mở với những mô-đun được nâng cấp, chỉnh sửa để chúng mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cho người dùng nhiều hơn.

Nhưng thường niên, vào tháng 10 năm nay, Odoo 15 sẽ được ra mắt người dùng. Phiên bản mới nhấp sẽ là sự kế thừa những tính năng tuyệt vời của phiên bản cũ đồng thời đi kèm những nâng cấp đáng kể.

Câu hỏi đặt ra cho người dùng lúc này đó là có cần thiết nâng cấp lên Odoo 15 không? Những vấn đề gì cần lưu ý khi nâng cấp. Các câu hỏi đó sẽ được Onnet Consulting Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị nâng cấp Odoo

Điều này đòi hỏi bạn phải phân tích kỹ lưỡng và nắm rõ cấu hình hiện tại, liệu có bất kỳ mô-đun tùy chỉnh hoặc của bên thứ ba nào không? Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ máy chủ mà bạn đang sử dụng là gì và liệu bạn đang sử dụng Odoo Community hay Enterprise. Ngoài ra nếu bạn đang sử dụng Odoo Community và muốn chuyển sang Odoo Enterprise, phiên bản mã nguồn mở (linh hoạt hơn và nhiều tính năng hơn) thì sẽ có nhiều vấn đề cần cân nhắc hơn nữa. Sự khác biệt chính là bạn phải tự mình chuyển cơ sở dữ liệu, sử dụng các công cụ chuyển dữ liệu của Hiệp hội Cộng đồng Odoo (OCA) hoặc bạn có thể nhờ đối tác Odoo viết các lệnh để chuyển giúp mình.

Một số vấn đề khác cần chuẩn bị nhưng cần phải đợi cho đến khi Odoo 15 thực sự được công bố chi tiết, để bạn có thể so sánh các mô-đun tùy chỉnh của mình với bất kỳ tính năng trong phiên bản mới nhất của Odoo. Điều đó có nghĩa là bạn có thể không cần các tùy chỉnh hoặc tích hợp nhất định nữa.

Bước 2: Chuyển mô-đun

Bước đầu tiên của quá trình nâng cấp Odoo là tập trung vào các mô-đun bao gồm cả các mô-đun của Odoo và bất kỳ mô-đun tùy chỉnh nào, cho dù được phát triển nội bộ hay bởi bên thứ ba. Cách thức hoạt động trong thực tế có thể khác nhau. Ví dụ: trong các phiên bản trước của Odoo, một số mô-đun chính hoạt động gần như không hiệu quả, trong khi những mô-đun khác yêu cầu các thay đổi chuyên sâu hơn. Bạn sẽ cần phải mua lại các mô-đun của bên thứ ba qua cửa hàng Odoo.

Bước 3: Chuyển dữ liệu

Tiếp theo là chuyển dữ liệu, bao gồm di chuyển dữ liệu chính của bạn, chuyển dữ liệu giao dịch và cấu hình truy cập. Điều đó phụ thuộc vào cấu hình cá nhân, bao gồm cả dịch vụ lưu trữ mà bạn chọn.

Bước 4: Triển khai

Nếu bạn đang xử lý Odoo lưu trữ nội bộ, bạn có thể sử dụng tập lệnh chuyển đổi Odoo hoặc tải cơ sở dữ liệu của bạn lên trang web Odoo và Odoo có thể chạy tập lệnh chuyển đổi cho bạn. Dù vậy, việc triển khai phải bao gồm các dịch vụ cấu hình cơ sở dữ liệu và tích hợp mã nguồn. Ngoài ra cũng nên chú ý đến việc đào tạo và đảm bảo rằng tất cả những người dự kiến sử dụng hệ thống mới đều được trang bị các kỹ năng và kiến thức cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra

Cuối cùng, như với bất kỳ dự án CNTT nào, cần phải có một quá trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào hoạt động. Điều này nên bao gồm kiểm tra chức năng và hiệu suất, kiểm tra giao diện người dùng và kiểm tra nhóm người dùng.

Bạn cần thêm lời khuyên về cách lập kế hoạch và thực hiện quá trình di chuyển của riêng bạn sang phiên bản mới của Odoo Enterprise? Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay.

Kết luận

Nếu bạn đang quan tâm về việc triển khai Odoo ERP hoặc nâng cấp Odoo lên phiên bản mới nhất, hãy liên hệ Onnet Consulting để được tư vấn.

Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provided both a filter and a template to use.
Những lưu ý khi nâng cấp Odoo Enterprise lên phiên bản mới nhất
Minh Ngoc 5 September, 2021

Chia sẻ bài viết này

Thẻ phân loại