Quản lý quy trình bán hàng với Odoo 15

Quy trình bán hàng bao gồm các giai đoạn để biến các khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng. Trong blog này, chúng tôi cho bạn biết về các giai đoạn của quy trình bán hàng, lý do tại sao Odoo có thể hỗ trợ bạn bán hàng hiệu qủa.









Sales Pipeline là gì?

Sales Pipeline hay còn được hiểu nôm na là quy trình bán hàng thể hiện những giai đoạn cụ thể của một quy trình bán hàng. Bạn có thể theo dõi các cơ hội bán hàng khi chúng chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác dựa trên các hành động cụ thể. Thuật ngữ này bắt nguồn từ ý tưởng liên quan đến việc đi dọc theo một con đường đã định, từ lead ban đầu với nhân viên bán hàng đến việc cân nhắc thực hiện giao dịch.

Các giai đoạn quy trình bán hàng phụ thuộc vào mỗi quy trình bán hàng riêng, phù hợp và lý tưởng với từng quyết định của người mua. Mục tiêu của quy trình bán hàng là chuyển các cơ hội tiếp cận lead sang trở thành khách hàng thực sự.

Một quy trình bán hàng thường được thể hiện thông qua một phần mềm quản lý, điển hình là phần mềm CRM nhằm giúp các nhóm bán hàng hay người đại diện bán hàng có cái nhìn tổng quan hơn về những giao dịch trong đường ống bất cứ lúc nào.

Sales Pipeline là gì?

Các giai đoạn của một quy trình bán hàng

1. Triển vọng: 

Khách hàng tiềm năng đến với công ty thông qua các hoạt động marketing, quan hệ công chúng hoặc các hoạt động quảng bá khác mà đội ngũ bán hàng thực hiện. Tất cả bắt đầu bằng việc khách hàng tò mò về công ty của bạn và tự hỏi liệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

2. Cơ hội: 

Giai đoạn này bao gồm những khách hàng tiềm năng đã tìm đến doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu bằng việc thực hiện một cuộc gọi hoặc một cuộc họp để tạo bản demo về các sản phẩm của mình. Đây là giai đoạn để nhân viên bán hàng xác định đối tượng đó có đủ điều kiện để trở thành khách hàng tiềm năng hay không.

3. Đã thẩm định: 

Khách hàng tiềm năng bước đến giai đoạn này nếu nhân viên xác định đủ khả năng để giành chiến thắng cơ hội bán hàng này. Các cuộc gọi, cuộc họp và email được tạo ra để xác định nhu cầu. Có thể trả lời các cầu hỏi sau đây để xác định khách hàng có đủ điều kiện hay không:

  • Nhu cầu của khách hàng có thể được giải quyết với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn hay không?

  • Họ có dự tính đến ngân sách để bắt đầu không?

  • Họ có dự định thời gian để giải quyết nhu cầu đó không?

  • Họ có phải là người thích hợp để đưa ra quyết định mua hàng không?

Nếu khách hàng tiềm năng đáp ứng tất cả các tiêu chí, đã đến lúc tạo một đề xuất.

4. Đề xuất: 

Một đề xuất được tạo và một cuộc thương lượng có thể bắt đầu.

5. Thành công / Thất bại: 

Nếu khách hàng tiềm năng đã chấp nhận đề xuất, họ sẽ trở thành khách hàng và có thể đi đến giai đoạn Thành công. Nếu khách hàng tiềm năng đã rời bỏ ở các bước trước đó thì có thể đánh dấu thất bại. 

Tại sao công ty cần có quy trình bán hàng?

1. Khả năng hiển thị tất cả các cơ hội bán hàng: 

Quy trình bán hàng cho phép bạn hình dung các cơ hội bán hàng đang tiến triển như thế nào qua các giai đoạn khác nhau của quy trình.

2. Hệ thống hóa: 

Khi bạn có một trình tự rõ ràng trong quy trình bán hàng của mình, bạn có thể dễ dàng nhận ra những giai đoạn nào phù hợp hoặc chưa phù hợp.

3. Có được thông tin chi tiết dựa trên khách hàng tiềm năng: 

Bạn sẽ có thể thu được dữ liệu hữu ích cho quy trình của mình khi có quy trình bán hàng và bắt đầu tìm hiểu những khách hàng tiềm năng sắp đến. Ví dụ: nếu bạn thấy nhân viên bán hàng của mình mất nhiều thời gian hơn ở một giai đoạn nào đó và đang dành một tháng để cố gắng chuyển khách hàng từ cấp độ này sang cấp độ khác, bạn nên xem xét đào tạo thực tế để giúp họ vượt qua giai đoạn đó.

4. Bạn sẽ có thể dựa đoán được doanh thu: 

Sử dụng quy trình bán hàng, bạn sẽ có thể nhận được báo cáo về số lượng khách hàng tiềm năng có được và số tiền bạn đã mất trong một khoảng thời gian nhất định, và bạn sẽ có thể sử dụng dữ liệu này để tạo dự báo về số lượng bạn sẽ bán trong giai đoạn tiếp theo.

Làm cách nào để xây dựng quy trình bán hàng?

Để bắt đầu xây dựng quy trình bán hàng của mình, bạn sẽ phải xác định khách hàng tiềm năng đến từ những kênh nào, hình dung những giai đoạn họ sẽ trải qua trước khi hoàn tất việc bán hàng và những hành động bạn sẽ thực hiện trong từng giai đoạn.

Làm cách nào để quản lý quy trình bán hàng?

Hãy nhớ theo dõi các khách hàng tiềm năng của bạn: Khi có một khách hàng tiềm năng, bạn phải xác định xem họ có đáp ứng các tiêu chí của từng giai đoạn để chuyển sang các giai đoạn tiếp theo trong quy trình hay không.

Theo dõi số liệu quy trình bán hàng của bạn: Việc tối ưu hóa cần có dữ liệu để tìm ra điểm cần cải thiện.

  • Có bao nhiêu khách hàng tiềm năng đã đạt đến giai đoạn "thành công" trong tháng này?

  • Những lý do mà khách hàng tiềm năng "thất bại" là gì?

  • Trung bình mất bao lâu để khách hàng tiềm năng đi đến "thành công"?

  • Trung bình cần bao nhiêu lần tương tác để bán được hàng?

Bạn càng phân tích nhiều dữ liệu mà quy trình bán hàng của bạn cung cấp và bạn càng hiểu kỹ về nơi bạn có thể tập trung, thì kết quả càng tốt hơn.

Quy trình bán hàng trong Odoo 15 CRM

Quy trình bán hàng trong Odoo 15 CRM

Odoo 15 CRM là một mô-đun trong hệ thống quản lý hoạch định doanh nghiệp của Odoo ERP. Tuy nhiên, Odoo CRM là mô-đun phục vụ riêng cho bộ phận bán hàng để quản lý quan hệ khách hàng.

Phần mềm quản lý Odoo CRM cung cấp những tiện ích tốt nhất trong công tác chăm sóc khách hàng. Odoo CRM là giải pháp quản lý khách hàng tối ưu được ưa chuộng nhất hiện nay. Hệ thống Odoo 15 giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý thông tin và xây dựng quan hệ với khách hàng. Thông qua báo cáo thời gian thực và tích hợp nhiều tính năng quản lý hiệu quả nhất, phần mềm Odoo giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán quản lý trong kinh doanh.

Trong mô-đun Odoo 15 CRM, quy trình bán hàng sẽ được sẽ được hiển thị theo định dạng Kanban, nơi các giai đoạn được đưa từ đầu bên trái và chuyển sang phía bên phải theo tiến trình bán hàng. Mỗi giai đoạn tương ứng với một quy trình trong quy trình bán hàng của bạn. Một ví dụ sẽ là: Mới -> Đã thẩm định -> Đề xuất -> Đàm phán hợp đồng -> Thành công/Kiểm tra lại/Thất bại. Tuy nhiên bạn có thể làm việc với bảng được thiết kế sẵn hoặc thay đổi hoặc thêm bớt tùy ý. 

Quy trình bán hàng được cấu trúc tốt sẽ cho phép bạn duy trì khả năng kiểm soát tốt hơn trong suốt quá trình bán hàng và nó cũng cho phép bạn có được cái nhìn tổng quan về các sáng kiến, cũng như các cơ hội và khách hàng tiềm năng.

Lợi ích khi xây dựng sale pipeline với Odoo 15 CRM

  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: Xây dựng quy trình bán hàng với Odoo 15 CRM giúp cho doanh nghiệp tối ưu các chi phí marketing, tiếp cận khách hàng… Đồng thời doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

  • Nâng cao lợi nhuận: Tối ưu hóa quy trình quản lý dữ liệu khách hàng, nâng cao hiệu quả công việc. Đồng thời tối thiểu hoá được chi phí duy trì.

  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp: Giải pháp Odoo 15 CRM cho doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn giúp bộ phận chăm sóc khách hàng tiếp cận được nhiều và chính xác hơn khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng hài lòng, chính họ cũng sẽ là một kênh marketing hiệu quả cho bất kỳ thương hiệu nào.

  • Tăng hiệu quả quản lý: Nhờ các tính năng chuyên biệt hệ thống CRM chặt chẽ, rõ ràng, nhà quản trị dễ dàng theo sát hiệu suất làm việc của nhân viên. Việc tuân thủ quy định của từng bước trong hệ thống giúp kiện toàn bộ máy quản trị và vận hành doanh nghiệp.

Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provided both a filter and a template to use.


Quản lý quy trình bán hàng với Odoo 15
Minh Ngoc 13 September, 2021

Chia sẻ bài viết này