Chức năng của Odoo trong quản trị doanh nghiệp
Dưới đây là chức năng tổng quát mà Odoo đáp ứng (lưu ý Odoo không chỉ đáp ứng những công ty về kinh doanh, sản xuất hay xuất khẩu, Odoo có thể được áp dụng vào mọi loại hình doanh nghiệp như: giáo dục, y tế, dịch vụ,…)

Odoo là một hệ thống ERP được xây dựng và cấp bản quyền miễn phí để có thể tiếp cận nhanh chóng với những nhà quản lý doanh nghiệp với ưu điểm liên quan đến chi phí, thời gian và đáp ứng nhanh chóng (Tìm hiểu thêm về Ưu điểm của Odoo). Nhưng không vì thế mà Odoo trở thành một ERP tầm thấp hơn so với các ông lớn, ngược lại Odoo còn cung cấp nền tảng cực kì mạnh mẽ, có thể đáp ứng hầu hết các mô hình của bất cứ doanh nghiệp nào (*customize theo nhu cầu doanh nghiệp). Dưới đây là chức năng tổng quát mà Odoo đáp ứng (lưu ý Odoo không chỉ đáp ứng những công ty về kinh doanh, sản xuất hay xuất khẩu, Odoo có thể được áp dụng vào mọi loại hình doanh nghiệp như: giáo dục, y tế, dịch vụ,…)


1. Quản lý bán hàng

  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): khách hàng là một người hoặc nhóm người tham khảo thông tin về sản phẩm (dịch vụ) của công ty trước khi quyết định mua nó, việc quản lý quan hệ khách hàng nhằm đảm bảo được khách hàng có được thông tin hữu ích hoặc hài lòng về thái độ phục vụ là điều quyết định đến việc mua bán và doanh thu của công ty.

  • Quản lý giá bán và thông tin khuyến mại: là 1 trong 2 yếu tố (giá và dịch vụ khách hàng) quyết định việc mua bán. Doanh nghiệp phải hiểu rõ được việc ra giá sản phẩm đi kèm các hình thức khuyến mại phải đáp ứng được 2 mặt của nó: có lợi nhuận và giá rẻ thu hút khách hàng. Giá bán không chỉ đơn giản là việc nhập liệu, việc tính toán giá bán sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động hoặc bán tự động giữa các khoản chi phí và phải đảm bảo tính chính xác cho hầu hết các chủng loại.

  • Quản lý đơn hàng và hợp đồng: thực tế đơn hàng luôn thay đổi và phát sinh thêm nhiều thông tin như mặt hàng, số lượng, giá cả trong suốt quá trình mua bán. Thêm vào đó, việc lên đơn hàng đi kèm các chi phí mua, bán sẽ giúp nhà quản lý thấy được một cách chi tiết số liệu lãi, lỗ từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

2. Quản lý mua hàng

  • Quản lý giá mua và lịch sử giá mua: mua và bán là 2 quá trình luôn song hành với nhau, có mua rẻ thì giá bán sẽ rẻ từ đó thu hút được khách hàng. Không chỉ thế việc quản lý lịch sử giá mua cũng cho những nhà quản lý thấy được báo cáo về việc biến động giá, từ đó điều chỉnh việc mua bán tích trữ số lượng.

  • Quản lý đấu giá mua: những trường hợp sản phẩm có hàng loạt nhà cung cấp, việc chọn lựa những nơi mua quen thuộc không phải là phương án tối ưu trong kinh doanh. Những nhà cung cấp có chiết khấu giá hợp lí luôn là ưu tiên hàng đầu và hệ thống Odoo bộc lộ rõ ưu thế trong việc quản lý truy xuất hàng loạt báo cáo ở phân hệ này một cách chính xác.

  • Quản lý hóa đơn và thanh toán: hóa đơn mua hàng sẽ được tạo và sao lưu hoàn toàn tự động dùng trong mục đích đối chiếu với đơn hàng được nhà cung cấp giao, từ đó việc vận hành thanh toán của phòng Kế Toán được thực hiện nhanh chóng.

3. Quản lý kho bãi

  • Quản lý xuất, nhập kho từ đơn hàng (hoặc sản xuất): quy trình xuất, nhập hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với quá trình bán hàng và mua hàng, qua đó đảm bảo số lượng tồn kho được khai báo đúng với thực tế tại mọi thời điểm.

  • Quản lý cập nhật thông tin sản phẩm: quan sát và cập nhật nhanh chóng về những thay đổi của sản phẩm (quy cách, số lượng, trọng lượng,…) cho phòng bán hàng đảm bảo thông tin sản phẩm chính xác được truyền tải đến khách hàng, cho phòng kế toán tiện lợi cho việc thay đổi thanh toán.

4. Quản lý tài chính, kế toán

Tổng quát: Odoo truy xuất những báo cáo cơ bản về việc chi, thu trong từng phòng ban bán hàng, mua hàng từ những đơn hàng được lập sẵn một cách nhanh chóng.

Đặc thù, chi tiết: Odoo hoàn toàn có thể đáp ứng được việc báo cáo chi tiết tình hình sử dụng và huy động vốn, tóm tắt việc sử dụng tài sản tránh tình trạng sử dụng lãng phí, tạo cơ hội cho nhà lãnh đạo biết được tình hình tài chính của công ty trước khi đưa ra những bước đi chiến lược.

5. Quản lý sản xuất

  • Quản lý nguyên vật liệu: lưu trữ thông tin thành phẩm nguyên liệu, tính toán ước lượng số lượng nguyên vật liệu dựa trên số lượng thành phẩm được được yêu cầu.

  • Quản lý hiệu quả sản xuất: đánh giá hiệu quả sản xuất của nhân viên, đánh giá số lượng nguyên liệu lãng phí, lưu thông tin thực tế thành phẩm được sản xuất.

  • Cân bằng số lượng sản phẩm tồn kho: kiểm tra số lượng tồn kho của nguyên liệu và thành phẩm có sẵn trước khi đưa ra bảng dự tính nguyên liệu.

6. Quản lý nhân sự

  • Quản lý tuyển dụng: việc tuyển dụng nhân sự được phân chia thành nhiều phân đoạn và nhiều vị trí sau đó lập thành các báo cáo phù hợp (hữu ích cho các doanh nghiệp dịch vụ kế toán).

  • Quản lý lương, thưởng: lập bảng lương, thưởng hàng tháng một cách nhanh chóng và tự động từ những cài đặt định sẵn dựa trên hiệu quả kinh doanh, giờ làm việc, phụ cấp,.. riêng rẽ cho từng nhân viên.

  • Quản lý chi tiêu: tính toán và lưu trữ chi tiêu của các biến phí hàng tháng của từng nhân viên như: tạm ứng, hoạt động vui chơi du lịch, tiếp khách,…

Trên đây là những chức năng tổng quát mà hệ thống Odoo hoàn toàn đáp ứng. Ngoài ra, Odoo tích hợp email tương tác nội bộ hoặc khách hàng, email marketing dùng trong e-commerce, các quy trình và báo cáo tự động được lập hàng tuần và nhiều chức năng khác.

Chức năng của Odoo trong quản trị doanh nghiệp
Minh Ngoc 22 tháng 4, 2021
CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY


Dự đoán về những tính năng mới sẽ xuất hiện trên Odoo 15
Với sự hữu ích mà Odoo 14 đang mang lại, người dùng hy vọng Odoo 15 được ra mắt vào cuối năm nay thậm chí sẽ còn hoàn hảo hơn nữa.