ERP là gì? ERP giúp ích gì cho doanh nghiệp trong tâm đại dịch? | Onnet Consulting - Your Vietnam Odoo Partner

ERP là gì? ERP giúp ích gì cho doanh nghiệp trong tâm đại dịch?

Nền kinh tế thế giới từng trải qua những trở ngại ở một mức độ nhất định vẫn có thể chịu được với sự hỗ trợ của các hoạt động kinh doanh và công nghiệp được hỗ trợ bởi ERP.









Covid-19 đã  ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ của tất cả các ngành công nghiệp toàn cầu. Khi mà toàn bộ nhân loại đang phải đấu tranh để tồn tại thì các ngành công nghiệp cũng không ngoại lệ. Nhiều doanh nghiệp đang gặp tổn thất nghiêm trọng và đang phải vật lộn để sống còn trong thời kỳ khủng hoảng. Những ngành như du lịch, khách sạn, xây dựng, giáo dục...thậm chí còn bị 'tàn phá' không thương tiếc. 

Giờ đây, các ngành công nghiệp hiện đang phát triển mạnh trở lại với sự hỗ trợ của lực lượng lao động phi tập trung. Phi tập trung hóa không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Điều phối, quản lý, phân bổ công việc và tất cả các nhiệm vụ phải được quản lý một cách có hiệu quả.

Các ngành công nghiệp sẽ không thể thành công trong cuộc chiến với Covid 19 nếu họ không nhận được sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm. Với blog này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ thống ERP đã giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn như thế nào.

Giải pháp ERP có thể giúp các ngành công nghiệp quản lý các hoạt động phi tập trung theo nhiều cách khác nhau. Khi nhân viên đang làm việc tại nhà và trong các đơn vị nhỏ hoặc theo ca, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp có thể giúp ích rất nhiều cho các ngành công nghiệp.


1. Lập kế hoạch tốt hơn và thực hiện tốt hơn

Việc lập kế hoạch và lập lịch dự án cũng như thông báo cho nhân viên về vai trò của họ có thể được thực hiện trực tuyến bằng các giải pháp ERP. Lập kế hoạch hiệu quả giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn vào đúng thời điểm. Các công cụ ERP cũng hỗ trợ bạn bằng cách dự đoán những thách thức và dự báo nhu cầu. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch làm việc và triển khai lực lượng lao động theo những cách hiệu quả.

2. Kinh doanh ổn định để  tạo ra dòng tiền ổn định

Các công cụ ERP giúp bạn quản lý các doanh nghiệp khác nhau hiệu quả hơn. Các hoạt động B2B và B2C có thể được củng cố và các hoạt động được lên kế hoạch để duy trì hoạt động kinh doanh. Việc hỗ trợ phân tích nhu cầu dự báo giúp doanh nghiệp xác định được những sản phẩm có nhu cầu lớn trong thời gian tới. Các dịch vụ cũng có thể được sắp xếp hợp lý thông qua internet để đảm bảo rằng người tiêu dùng được giữ lại.

Các công cụ ERP cung cấp hỗ trợ Thương mại điện tử hoàn chỉnh cho các đơn vị kinh doanh. Hệ thống giao hàng tận nơi và dropship cũng hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Quản lý  sản phẩm, quản lý bán hàng, phát triển các chiến lược sản xuất và bán hàng giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền.

3. E- learning và thương mại điện tử

Thương mại điện tử, giáo dục, PoS và các ngành khác trên toàn cầu sẽ được hỗ trợ toàn điện với việc sử dụng ERP. Bạn có thể gác lại những lo lắng của mình và đảm bảo giao dịch an toàn trong thời gian đại dịch bằng ERP.

ERP cũng sẽ cung cấp cho bạn sự hỗ trợ để quản lý các nhu cầu thay đổi một cách hiệu quả. Lĩnh vực học thuật, hiện đã trở thành một ngành được hỗ trợ hoàn toàn trực tuyến, đang hoạt động trơn tru với sự trợ giúp của các công cụ ERP. Quản lý có sự hỗ trợ của ERP giúp tương tác giữa học sinh và giáo viên hiệu quả hơn.

4. Hỗ trợ giữ chân khách hàng

ERP sẽ cho phép chủ đầu tư quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thân thiện với khách hàng, cho phép vận hành an toàn theo tất cả các tiêu chuẩn bảo mật. Điều này giúp người dùng tương tác thường xuyên với khách hàng, người mua sản phẩm và người tìm kiếm dịch vụ. ERP giúp bạn yên tâm rằng việc tương tác luôn nhanh chóng và kịp thời. Điều đó giúp cho việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Trong những thời điểm khó khăn này, ERP giúp bạn quản lý và tiếp tục tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh một cách tốt nhất có thể qua đó giữ chân khách hàng tiếp tục gắn bó.

5. Dễ dàng phân quyền công việc

Việc phân quyền công việc được thực hiện nhờ các công cụ ERP. Công cụ này kết nối mọi nhân viên và người quản lý trong suốt giờ làm việc. Phân bổ công việc, tương tác thường xuyên và phân tích thời gian hoàn thành có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của ERP. Hỗ trợ đám mây giúp người dùng quản lý tất cả các hoạt động từ mọi vị trí.

Nhà quản lý sẽ có thể xem xét công việc của cấp dưới của họ bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào với ERP. Các nhân viên có thể được cấp quyền truy cập vào các dự án khác nhau và các nhóm có thể được xây dựng trực tuyến. Điều này cũng giúp công ty quản lý được thời gian nghỉ, giờ làm, thời gian làm việc năng suất, hiệu quả của người lao động. Tất cả các công việc có thể được liệt kê và quản lý ở đây một cách dễ dàng.

6. Hỗ trợ bảo trì và sửa chữa trực tuyến

Covid-19 bắt buộc doanh nghiệp phảo cắt giảm số lượng công nhân có mặt tại nơi làm việc cùng lúc, việc hỗ trợ bảo trì và sửa chữa trực tuyến này trở nên quan trọng. Các nhóm bảo trì sẽ phải có mặt để giải quyết vấn đề chỉ khi có cuộc gọi.

7. Hỗ trợ khách hàng suốt ngày đêm

ERP cho phép bạn quản lý dữ liệu khách hàng và liên hệ với họ, tương tác với họ thông qua việc trò chuyện trực tiếp hoặc liên lạc qua email. Tiếp thị qua email, tiếp thị qua SMS và tự động hóa tiếp thị cùng với các công cụ bán hàng và CRM tốt nhất có thể giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hành một cách tốt nhất. Doanh nghiệp có thể tiếp nhận và quản lý tất cả các khiếu nại từ khách hàng và đảm bảo cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh chóng.

Khả năng ưu tiên các yêu cầu của khách hàng và hỗ trợ dịch vụ cũng giúp ích cho việc kinh doanh.

8. Tiếp thị dễ dàng với các công cụ tiếp thị trực tuyến

Khách hàng có thể biết về các sản phẩm và dịch vụ từ nhà của họ mà không sợ đại dịch nếu doanh nghiệp tin dùng vào các công cụ quản lý tiếp thị ERP. ERP hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa các chiến dịch tiếp thị để cải thiện hoạt động kinh doanh.

9. Quản lý chuỗi cung ứng trực tuyến

ERP đã cho phép tích hợp trực tuyến chuỗi cung ứng. Việc mua, bán và các hoạt động khác liên quan đến các ngành công nghiệp khác nhau có thể được điều phối từ mọi nơi trên thế giới. Nhà đầu tư sẽ không phải hiện diện trực tiếp tại tất cả các dự án kinh doanh của mình ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Thay vào đó, người dùng có thể kiểm soát mọi hoạt động ngay từ ngôi nhà của mình.

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát trực tuyến đã tăng lên cùng với đại dịch. Nền kinh tế thế giới từng trải qua những đe doa nghiêm trọng từ Covid 19 tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt với hỗ trợ bởi ERP.

Bạn có thể gửi thư theo địa chỉ info@on.net.vn, gọi điện đến số +84 24 666 39523 hoặc truy cập trang web của chúng tôi www.on.net.vn để biết rõ hơn.

Nguồn: Cybrosys

ERP là gì? ERP giúp ích gì cho doanh nghiệp trong tâm đại dịch?
Minh Ngoc 11 tháng 5, 2021

Chia sẻ bài viết này