Lợi ích ứng dụng giải pháp ERP vào ngành thực phẩm

Ứng dụng vào ngành thực phẩm, phần mềm ERP là giải pháp giúp các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phát triển.









Theo Tổng cục thống kê, trong những năm qua, Ngành sản xuất chế biến thực phẩm Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trưởng của ngành công nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế của cả nước với tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân trong 5 năm 2016-2020 là 7%/năm.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm không nhiều (chiếm gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước) nhưng đây lại là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam, chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hàng năm. 

Khi mà ngành thực phẩm ngày càng phát triển, để cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp ngành thực phẩm phải luôn xây dựng cũng như hiện đại hóa bộ máy quản lý. Đó là lúc nhu cầu về các giải pháp ERP ứng dụng vào việc quản lý, tối ưu quy trình của ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống, và sản xuất trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

ERP có ý nghĩa như thế nào đối với ngành thực phẩm?

ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Phần mềm ERP bao gồm các công cụ quản lý quy trình kinh doanh chiến lược và mạnh mẽ có thể được sử dụng để quản lý thông tin trong một tổ chức.

Ứng dụng vào ngành thực phẩm, phần mềm ERP là giải pháp giúp các doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phát triển đồng thời hỗ trợ các quy trình trong sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng thực phẩm qua đó gia tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Giải pháp ERP tham gia vào các quy trình của doanh nghiệp thực phẩm:

  • Lập kế hoạch theo dự báo và nhu cầu sản xuất
  • Phân phối sản phẩm cho các cửa hàng
  • Quản lý tồn kho, vận chuyển
  • Quản lý chất lượng
  • Quản lý các nhà cung cấp, các đối tác
  • Quản lý khách hàng
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý tài chính, kế toán

Một trong những giải pháp ERP được đánh giá là phù hợp cho việc quản lý ngành thực phẩm có trên thị trường hiện tại chính là Odoo.

Phần mềm Odoo là một phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện bao gồm Bán hàng, Chăm sóc khách hàng, Quản trị dự án, Quản trị kho, Quản trị sản xuất, Quản lý tài chính và Quản trị nguồn nhân lực,… 

Odoo cung cấp đa dạng các lựa chọn với hơn 1000 mô-đun. Odoo được tích hợp công nghệ điện toán đám mây, cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Odoo giải quyết các vấn đề gì cho doanh nghiệp thực phẩm

Quản lý dữ liệu từ nhiều phân hệ

Mọi hoạt động kinh doanh thực phẩm như dịch vụ khách hàng, sản xuất, tài chính, quản lý hàng tồn kho, nguyên vật liệu tại doanh nghiệp đều được quản lý trên một hệ thống ERP toàn diện như Odoo.

Quản lý hàng tồn kho

Trong ngành chế biến thực phẩm, quản lý hàng tồn kho là một khía cạnh luôn cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để tránh lãng phí. 

Nền tảng Odoo cho phép người dùng quản lý kho nguyên liệu thô cũng như thành phẩm. Các chức năng thông minh trong phần mềm quản lý tồn kho của Odoo có thể hỗ trợ tốt cho ngành chế biến thực phẩm như: Quản lý kho theo vị trí, layout kho giúp quản trị theo hạn sử dụng, số lô dễ dàng, áp dụng công nghệ Barcode, quản lý kho theo FIFO và FEFO, Cảnh báo tồn kho theo hạn sử dụng...

Quản lý an toàn thực phẩm truy xuất nguồn gốc và thu hồi

Một trong những khía cạnh chính đối với công ty ngành thực phẩm là quá trình duy trì chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm cuối cùng. Giải pháp Odoo cho phép người dùng thực hiện kiểm tra chất lượng tại dây chuyền sản xuất, phân tích các thông số khác nhau theo cách thủ công hoặc có thể tự động hóa. Hơn nữa, việc kiểm tra chất lượng cũng có thể được tiến hành trên các thành phẩm và các báo cáo về tất cả các cuộc kiểm tra chất lượng đã tiến hành có thể được tạo trong phần mềm về các thông số mong muốn khác nhau. 

Ngoài ra, nền tảng cho phép người dùng thực hiện kiểm tra chất lượng đối với các nguyên liệu thô. Vì chất lượng của thực phẩm được sản xuất thực sự phụ thuộc vào chất lượng của các nguyên liệu. Odoo cũng cho phép theo dõi các sản phẩm bằng cách sử dụng số lô và số sê-ri để có thể duy trì chất lượng sản phẩm trong khi bán cho khách hàng.

Quản lý hàng tồn kho

Trong ngành chế biến thực phẩm, quản lý hàng tồn kho là một khía cạnh luôn cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để tránh lãng phí. 

Nền tảng Odoo cho phép người dùng quản lý kho nguyên liệu thô cũng như thành phẩm. Các chức năng thông minh trong phần mềm quản lý tồn kho của Odoo có thể hỗ trợ tốt cho ngành chế biến thực phẩm như: Quản lý kho theo vị trí, layout kho giúp quản trị theo hạn sử dụng, số lô dễ dàng, áp dụng công nghệ Barcode, quản lý kho theo FIFO và FEFO, Cảnh báo tồn kho theo hạn sử dụng...

Quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự có thể trở thành một gánh nặng đối với các nhà quản lý và bộ phận nhân sự. 

Nền tảng Odoo cho phép người dùng quản lý hoạt động của nhân viên trực tiếp từ quy trình tuyển dụng cho đến khi thanh toán lương. Quản lý nhân sự của Odoo có thể sử dụng để chấm công, quản lý thời gian nghỉ phép và yêu cầu nghỉ việc và dựa trên những điều này để kiểm soát việc tính lương của từng nhân viên. 

Kế toán và lập hóa đơn

Các công việc liên quan đến kế toán tài chính của mọi doanh nghiệp cần được quản lý một cách hiệu quả để giảm thiểu tổn thất và sai sót. Mô-đun kế toán của Odoo cung cấp cho người dùng quyền quản lý tất cả các khía cạnh kế toán của công ty như sổ cái, quản lý biểu đồ tài khoản, bổ sung thuế, cài đặt năm tài chính, quản lý các khoản phải trả và phải thu, v.v.

Mô-đun lập hóa đơn trong Odoo cho phép người dùng tạo hóa đơn dựa trên doanh số bán hàng tương ứng không chỉ cho đơn đặt hàng của khách hàng mà còn tại cửa hàng bán lẻ bằng cách sử dụng ứng dụng POS. Hóa đơn của Odoo có thể được gửi dưới dạng bản cứng hoặc có thể được gửi đến địa chỉ email của khách hàng.

Kết luận

Để cạnh tranh trong thị trường hiện nay, bạn cần phải sắp xếp chi phí, cải thiện an toàn thực phẩm và quản lý tuân thủ của khách hàng. Bạn cần một hệ thống ERP tích hợp có thể quản lý chuỗi cung ứng của bạn và các mối quan hệ khách hàng – từ tài chính đến sản xuất để truy xuất nguồn gốc. Liên hệ ngay với Onnet Consulting để các chuyên gia của chúng tôi cho bạn lời khuyên tốt nhất.

trong DX Blog
Lợi ích ứng dụng giải pháp ERP vào ngành thực phẩm
Minh Ngoc 27 tháng 4, 2022

Chia sẻ bài viết này

Thẻ phân loại