Odoo Accounting được biết đến là công cụ kế toán ưu việt với đáp ứng các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp. Hãy cùng Onnet Consulting tìm hiểu và đánh giá chi tiết về Odoo Accounting trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về phân hệ kế toán - Odoo Accounting
Odoo Accounting là phân hệ kế toán được nhà phát triển tích hợp trong phần mềm Odoo ERP. Module Accounting của Odoo cung cấp giải pháp tổng thể cho kế toán doanh nghiệp, đáp ứng mọi nghiệp vụ từ cơ bản đến nâng cao. Giúp doanh nghiệp theo dõi, thống kê và báo cáo tài chính nhanh gọn, minh bạch trên một nền tảng duy nhất.
Ưu, nhược điểm của Odoo Accounting
Mỗi công cụ kế toán đều có ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của Odoo Accounting do Onnet Consulting đánh giá và thống kê.
Ưu điểm
Giao diện thân thiện với người dùng
Odoo Accounting được thiết kế giao diện đơn giản. Người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác nghiệp vụ kế toán mà không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu.
Quản lý sổ sách kế toán thông minh
Trong Accounting Odoo, người dùng có thể tạo và quản lý các sổ sách kế toán nhanh chóng, bao gồm: sổ cái, sổ tổng hợp, sổ nhật ký. Tại đây, người dùng cũng có thể tạo lập và quản lý các bút toán, cân đối kế toán và theo dõi tình hình tài chính công ty.
Tích hợp với nhiều module
Odoo Accounting được tích hợp với các module khác trong Odoo ERP như: module bán hàng, module Odoo CRM, quản lý dự án, HRM... Từ đó, giúp doanh nghiệp có góc nhìn toàn diện về hoạt động thu, chi.
Theo dõi thu chi minh bạch
Hoạt động thu chi là vấn đề quan trọng mà kế toán cần theo dõi sát sao trong doanh nghiệp. Kế toán có thể tạo, quản lý hóa đơn và thực hiện các nghiệp vụ tài chính/kế toán khác.
Bên cạnh đó, Odoo Accounting cho phép doanh nghiệp tích hợp các phương thức thanh toán điện tử để phục vụ việc thu, chi trực tuyến.
Báo cáo tài chính chi tiết
Odoo Accounting được thiết lập sẵn các form/ biểu mẫu báo cáo tài chính, kế toán như: báo cáo doanh thu, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài sản, báo cáo công nợ... Bên cạnh mẫu có sẵn, người dùng cũng có thể tùy chỉnh mẫu theo nhu cầu.
Tích hợp đa dạng ngân hàng
Odoo Accounting cho phép doanh nghiệp tích hợp các tài khoản ngân hàng. Từ đó, tự động cập nhập tức thời các giao dịch từ tài khoản ngân hàng đó. Nó giúp kế toán giảm thiểu được thời gian cập nhập dữ liệu và đảm bảo được tính chính xác.
Nhược điểm
Chi phí triển khai khá cao
Trong trường hợp, doanh nghiệp chỉ muốn triển khai riêng tính năng Odoo Accounting thì chi phí sẽ khá là cao đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp triển khai gói Odoo ERP - phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể thì sẽ được tích hợp sẵn tính năng Odoo Accounting. Chi phí sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc triển khai các giải pháp ERP hay phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể khác.
Đòi hỏi sự hiểu biết về kế toán
Để sử dụng hiệu quả và khai tác tối đa sức mạnh của Odoo Accounting, người sử dụng phần mềm sẽ cần phải nắm chắc các nghiệp vụ kế toán từ cơ bản đến chuyên sâu.
Hướng dẫn sử dụng phân hệ kế toán Odoo - sao kê, đối chiếu
Thật may mắn cho người dùng Odoo khi hệ thống này cung cấp đầy đủ công cụ cho bạn thực hiện công việc này một cách dễ dàng. Odoo cho phép dễ dàng liên kết các hóa đơn của bạn và tất cả các chi tiết thanh toán khác với bảng sao kê ngân hàng mà không gặp khó khăn. Các phương pháp đối chiếu trong Odoo được thực hiện ở hai định dạng:
Đăng ký thanh toán trực tiếp bằng hóa đơn.
Hóa đơn mở đối chiếu với sao kê ngân hàng.
Trường hợp đăng ký thanh toán trực tiếp bằng hóa đơn
Trường hợp đầu tiên, không có phương pháp đối chiếu, chỉ thực hiện đăng ký thanh toán hóa đơn. Trong khi đăng ký thanh toán tự động, nó sẽ được đối chiếu với ngân hàng.
Trong hình minh họa ở trên, có thể thấy chúng ta đang bán một sản phẩm cho khách hàng với giá 14%. Khách hàng đã nhận hàng cùng với hóa đơn và thanh toán.
Khi nhấp vào “đăng ký thanh toán”, một cửa sổ pop-up sẽ xuất hiện. Ở đó, chúng ta có thể thanh toán hóa đơn bằng cách nhấp vào nút "xác thực".
Để xem lại khoản thanh toán từ hóa đơn, hãy nhấp vào biểu tượng "i" nhỏ màu xanh lá cây. Bạn sẽ nhận được thông tin thanh toán. Bạn có thể thấy quá trình đối chiếu được thực hiện tự động.
Trường hợp đối chiếu sao kê ngân hàng
Nhập hoặc tạo bảng sao kê ngân hàng. Từ phần nguồn cấp dữ liệu ngân hàng, các tài liệu phải được tham khảo.
Sẽ có một tùy chọn trong bảng điều khiển để đối chiếu số mục X (X biểu thị số mục chúng ta muốn đối chiếu), hãy nhấp vào đó.
Nếu tên đối tác được đề cập, số tiền đã nhập, v.v. là chính xác, phần mềm Odoo sẽ tự động thực hiện quá trình đối chiếu.
Hình ảnh trên cho thấy việc thực hiện thành công tất cả quá trình đối chiếu.
Bây giờ, giả sử nếu một số vấn đề xảy ra trong quá trình này, chẳng hạn như tên đối tác bị thiếu, số tiền không khớp, trong trường hợp đó, người ta phải sử dụng các thao tác thủ công.
Nếu phương thức thanh toán xuống được điều chỉnh, người ta phải kiểm tra xem nó có đúng không và sau đó các khoản thanh toán phải được xác nhận phù hợp.
Có một tùy chọn để điều chỉnh các mục cân bằng trong trang tính. Để nhấn CTRL-enter.
Tổng kết
Tổng quan, Odoo Accounting là ứng dụng tài chính, kế toán doanh nghiệp mạnh mẽ, toàn năng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả mà còn rút ngắn thời gian thực hiện nghiệp vụ. Đồng thời đảm bảo tính chính xác cao về mặt số liệu - yếu tố cốt lõi trong quản trị tài chính.
Tuy nhiên, để triển khai ứng dụng này cho doanh nghiệp sẽ cần đội ngũ chuyên viên kỹ thuật triển khai Odoo ERP chuyên nghiệp. Nếu bạn đang quan tâm đến phần mềm kế toán hay ứng dụng Odoo Accounting trong doanh nghiệp. Hãy liên hệ Onnet Consulting để đội ngũ tư vấn của chúng tôi tư vấn ngay.