Trong thế giới rộng lớn của thương mại điện tử, bán hàng qua mạng xã hội, thị trường kỹ thuật số... omnichannel và multichannel là những thuật ngữ vô cùng phổ biến. Tuy nhiên không phải lúc nào việc phân biệt chúng cũng dễ dàng.
Multichannel retail là gì?
Multichannel kết hợp trải nghiệm khách hàng và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn để tương tác trên kênh họ thích. Nó linh hoạt nhưng mong muốn các thương hiệu hoạt động trong phạm vi hạn chế của kênh.
Hãy coi multichannel marketing như một bánh xe có nan hoa. Ở tâm bánh xe là sản phẩm, ở vành ngoài của bánh xe là khách hàng của bạn, nơi mỗi kênh cung cấp cơ hội mua hàng riêng biệt và độc lập.
Khi đã rõ kênh nào cộng hưởng tốt nhất với thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể tối ưu hóa hoạt động tiếp thị trên các kênh đó để tối đa hóa doanh số bán hàng.
Như vật, multichannel có xu hướng phát triển và tổ chức, phục vụ từng kênh. Chính vì vậy, việc bán hàng trực tuyến sẽ sở hữu hệ thống quản lý, vận chuyển riêng lẻ so với bán hàng trực tiếp. Điều này dẫn đến việc làm tăng chi phí và giảm khả năng hiển thị trên toàn chuỗi cung ứng.
Omnichannel retail là gì?
Omnichannel retail mang tính phong phú và đặt khách hàng là cốt lõi chứ không phải sản phẩm. Sự khác biệt là Omnichannel là đem đến cho khách hàng một trả nghiệm liền mạch dù ở bất kỳ kênh nào. Omnichannel cho phép khách hàng nhanh chóng chuyển đổi giữa các kênh hoặc đồng thời sử dụng nhiều kênh cùng một lúc.
Về bản chất, omnichannel xóa bỏ ranh giới giữa các kênh bán hàng và tiếp thị khác nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất, tích hợp. Sự khác biệt giữa các kênh như bán hàng tại chỗ, mạng xã hội, di động, email...không còn tồn tại trong omnichanel
Với Omnichannel thì công ty, đặc biệt là các nhà bán lẻ có thể tiếp cận một cách trực tiếp và cá nhân hóa hơn với khách hàng của mình, khiến khách hàng thấy mình đặc biệt hơn, từ đó DN tạo ra sự gắn kết bền vững hơn với khách hàng và bán hàng hiệu quả hơn.