Odoo vươn mình trở thành startup kỳ lân

Odoo đã và đang trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp khi giúp họ quản lý công ty một cách hiệu quả. Với những tính năng vượt trội và mô hình kinh doanh thông minh, Odoo đã thu về 7 triệu người sử dụng, cùng với tốc độ tăng trưởng là 60% mỗi năm.









Mã nguồn mở đang ngày càng chứng minh mình là một thế lực trong thế giới CNTT. Ngày nay, một công ty khởi nghiệp đã xây dựng hoạt động có lãi bằng cách phát triển phần mềm kinh doanh trên nguyên tắc kinh doanh đang công bố một khoản đầu tư thứ cấp đáng kể do sự tăng trưởng này.

Odoo – một nhà cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp trên nguồn mở có trụ sở tại Bỉ. Cung cấp các giải pháp phục vụ quản lý hàng tồn kho đến nhân sự, CRM, Marketing, sản xuất, bán hàng...với tổng cộng hơn 30.000 ứng dụng – đã nhận được khoản đầu tư lên tới 215 triệu đô la từ Summit Partners.

Đây là khoản đầu tư thứ cấp, tức là Summit Partners mua cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại (cụ thể là Sofinnova Partners & XAnge). Fabien Pinckaers – founder của Odoo cũng khẳng định rằng công ty đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Chính vì thế Odoo không cần tăng thêm vốn. Hơn nữa, ông quyết định Odoo vẫn giữ một lượng lớn cổ phần để đảm bảo sẽ cam kết lâu dài với dự án và cộng đồng mã nguồn mở của mình.

Fabien Pinckaers cũng vui mừng chia sẻ rằng khoản đầu tư này đã định giá công ty khởi nghiệp ở mức hơn 2 tỷ euro (khoản 2,3 tỷ đô la theo tỷ giá hiện tại), biến Odoo trở thành “kỳ lân” đầu tiên từ Wallonia, khu vực ở Bỉ nơi đặt trụ sở công ty. Sau khi trở thành một con kỳ lân, Odoo có thể phát triển và lớn mạnh nhiều hơn nữa, giống như Airbnb, Go-jek, Stripe,…Đó là một thông tin đáng chú ý. Chứng mình rằng thế giới công nghệ đang phát triển mạnh mẽ bên ngoài Silicon Valley.

Đây là lần thứ hai Summit, một trong những người góp vốn (cổ phiếu) sớm nhất của Odoo, mua lại cổ phần thứ cấp: công ty đã thực hiện khoản đầu tư tương tự 90 triệu đô la vào năm 2019.

Với 7 triệu người dùng trên toàn thế giới, Odoo là một ví dụ điển hình cho sự thành công của nhưng dự án mã nguồn mở.

Về mặt nguồn mở, Odoo cung cấp một phiên bản dịch vụ là “mã nguồn mở” và miễn phí, Pinckaers cho biết chứa khoảng 80% tất cả các tính năng. Sau đó, nó cung cấp một phiên bản trả phí, độc quyền của sản phẩm với 20% tính năng còn lại.

Ông cho biết, khoảng 90% tổng số khách hàng của Odoo sử dụng phiên bản miễn phí, trong khi chỉ 10% sử dụng sử dụng phiên bản trả phí. Nhưng với 7 triệu người dùng, điều đó đủ để vận hành công ty với lợi nhuận đủ lớn để tiếp tục đầu tư vào tăng trưởng mà không phải từ bỏ thêm vốn chủ sở hữu.

Điều đáng chú ý là cách Odoo định vị chính mình. Trong khi nhiều mã nguồn mở được coi là lĩnh vực của các nhà phát triển và những người trong cộng đồng kỹ thuật, Odoo khác với họ ở chỗ nó sử dụng nền tảng của mình để phát triển phần mềm thực sự nhắm đến những đối tượng khác, không phải kỹ sư.

Pinckaers cho biết: “Chúng tôi là một trong số ít trường hợp ngoại lệ đối với mã nguồn mở được thiết kế cho người dùng không chuyên về kỹ thuật.

Nó nhắm trực tiếp vào người dùng thông qua nền tảng SaaS và thông qua hoạt động đối tác kênh rất rộng, trong đó các đối tác kênh tự lưu trữ các dịch vụ. Pinckaers nói thêm sức hút của Odoo với các đối tác này rất mạnh vì bản chất tự do (không chỉ tương phản với SAP, Microsofts và Oracles của thế giới, mà đôi khi việc bán hàng dễ dàng hơn nhiều). Theo ước tính, công ty có thể có được 100 nghìn khách hàng mỗi tháng và mở rộng được thêm mạng lưới lên đến 4000 đối tác. Chi phí của Odoo dành cho marketing không hề nhỏ, chiếm 30% doanh thu hàng năm. Vì thế mà việc có được một nguồn khách hàng tiềm năng miễn phí chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Odoo.

Công ty đã tăng doanh số bán hàng và khách hàng lên 50% trong 10 năm qua (và 63% trong 15 năm qua: tính từ năm 2005) và hiện có 1.700 nhân viên và vẫn đang tìm kiếm thêm 1.000 nhân viên nữa trong năm nay. Doanh thu dự kiến ​​lên tới 160 triệu euro vào năm 2021. Pinckaers mục tiêu của của Odoo sẽ là tiếp tục xây dựng phần mềm mà họ cung cấp cho người dùng trên nền tảng của mình. Cụ thể, nó tập trung vào hai lĩnh vực thương mại điện tử và phát triển trang web, hai lĩnh vực mà ông tin rằng có thể được hưởng lợi từ các công cụ mã nguồn mở phi kỹ thuật, thân thiện hơn với người dùng.

“Chúng tôi rất vui mừng được hỗ trợ nhóm Odoo trong giai đoạn phát triển tiếp theo này”, Han Sikkens, MD và Trưởng bộ phận Châu Âu tại Summit Partners, cho biết trong một tuyên bố. “Chúng tôi tin rằng tương lai tươi sáng và Odoo rõ ràng có tiềm năng cách mạng hóa thị trường dẫn đầu bởi những gã khổng lồ phần mềm như SAP, MS Dynamics và Oracle.” Sikkens tham gia hội đồng quản trị với vòng này.

Tự hào là đối tác Vàng của Odoo tại Việt Nam, Onnet đã tư vấn triển khai thành công nhiều dự án trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp đa ngành nghề. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, Onnet tự tin các giải pháp của Odoo giúp doanh nghiệp quản trị vận hành và tối ưu hóa nguồn lực hiệu quả.

Nguồn: Techcrunch.com

Odoo vươn mình trở thành startup kỳ lân
Minh Ngoc 4 tháng 8, 2021

Chia sẻ bài viết này

Thẻ phân loại