Business Intelligence (BI) là một tập hợp các chiến lược và công nghệ để phân tích thông tin kinh doanh, biến nó thành những hiểu biết sâu sắc nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh mang tính chiến lược.
Business intelligence là gì?
Business intelligence - BI là một bộ các chiến lược và công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để phân tích thông tin kinh doanh và chuyển đổi nó thành thông tin hỗ trợ đưa ra quyết định chiến lược trong kinh doanh. Các công cụ BI truy cập và phân tích các bộ dữ liệu, sau đó trình bày các kết quả phân tích trong báo cáo, tóm tắt, dashboard, biểu đồ, đồ thị và bản đồ để cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về tình trạng của doanh nghiệp.
Thuật ngữ business intelligence cũng dùng để nói đến một loạt các công cụ cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng và dễ hiểu đối với thông tin về tình trạng hiện tại của tổ chức, dựa trên dữ liệu có sẵn.
Lợi ích của business intelligence
Business intelligence giúp người ra quyết định kinh doanh có được thông tin cần thiết để có căn cứ ra quyết định. Không chỉ vậy, lợi ích mà một BI đem lại còn nhiều hơn thế:
Quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu: Khả năng thúc đẩy quyết định kinh doanh bằng dữ liệu là lợi ích cốt lõi của BI. Một chiến lược BI mạnh mẽ có thể cung cấp dữ liệu chính xác và khả năng báo cáo nhanh chóng hơn cho người dùng kinh doanh, giúp họ đưa ra quyết định kinh doanh tốt.
Phân tích nhanh và dashboard dễ hiểu: BI cải thiện hiệu suất báo cáo bằng cách tóm gọn báo cáo vào dashboard dễ hiểu đối với người không chuyên môn, giúp họ tiết kiệm thời gian khi muốn rút ra thông tin từ dữ liệu.
Tăng cường hiệu suất tổ chức: BI có thể giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh, cho phép lãnh đạo so sánh kết quả với mục tiêu tổ chức lớn hơn và xác định các lĩnh vực cơ hội.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Việc dễ dàng tiếp cận dữ liệu có thể giúp nhân viên chịu trách nhiệm về sự hài lòng của khách hàng cung cấp trải nghiệm tốt hơn.
Nâng cao sự hài lòng của nhân viên: Việc cung cấp cho người dùng kinh doanh quyền truy cập vào dữ liệu mà không cần liên lạc với các nhà phân tích hoặc bộ phận Công nghệ thông tin có thể giảm ma sát, tăng năng suất và đạt được kết quả nhanh chóng.
Dữ liệu đáng tin cậy và được quản lý: Các nền tảng BI hiện đại có thể kết hợp các cơ sở dữ liệu nội bộ với nguồn dữ liệu bên ngoại thành một kho dữ liệu duy nhất, cho phép các bộ phận khác nhau trong tổ chức truy cập cùng một lúc.
Tăng cường lợi thế cạnh tranh: Một chiến lược BI hợp lý có thể giúp doanh nghiệp theo dõi thị trường biến động và dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ về business intelligence
Báo cáo là trung tâm của business intelligence và dashboard có thể coi là công cụ BI nguyên mẫu. Dashboard là các ứng dụng được lưu trữ tự động tập hợp dữ liệu có sẵn vào biểu đồ và đồ thị để hiểu được trạng thái tại thời điểm nhất định của công ty.
Mặc dù business intelligence không nói cho người dùng kinh doanh phải làm gì hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu đưa ra một quyết định cụ thể, nhưng business intelligence cũng không chỉ đơn thuần là về việc tạo ra báo cáo. Thay vào đó, business intelligence cho người ta xem xét dữ liệu để hiểu rõ xu hướng và rút ra thông tin bằng cách tối ưu hóa công sức cần thiết để tìm kiếm, kết hợp và truy vấn dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh có ý nghĩa.
Ví dụ, một công ty muốn quản lý chuỗi cung ứng của mình một cách tốt hơn cần có khả năng BI để xác định nơi xảy ra trễ và nơi có sự biến động trong quá trình vận chuyển. Công ty đó cũng có thể sử dụng khả năng BI để tìm hiểu xem sản phẩm nào thường xuyên bị trễ hoặc phương tiện vận chuyển nào thường xuyên gặp trục trặc.
Sử dụng business intelligence không chỉ giới hạn trong các chỉ số hiệu suất kinh doanh điển hình như doanh số bán hàng tăng và chi phí giảm.
Tableau và trang đánh giá phần mềm G2 cũng cung cấp các ví dụ cụ thể về cách tổ chức có thể sử dụng các công cụ thông tin kinh doanh:
- Một tổ chức có thể sử dụng BI để theo dõi việc thu hút và giữ chân thành viên.
- Các công cụ BI có thể tự động tạo ra báo cáo về doanh số bán hàng và giao hàng từ dữ liệu CRM.
- Một đội ngũ bán hàng có thể sử dụng BI để tạo bảng điều khiển hiển thị vị trí của từng đối tác tiềm năng trên quy trình bán hàng.
Business intelligence và business analytics
Business intelligence và business analytics phục vụ mục đích tương tự nhau và thường được sử dụng như những thuật ngữ có thể thay thế nhau. Tuy nhiên chính xác ra business intelligence nên được coi là một phần nhỏ của business analytics .
Business intelligence tập trung vào phân tích mô tả, thu thập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản lý kiến thức và phân tích dữ liệu để đánh giá dữ liệu kinh doanh quá khứ và hiểu rõ thông tin hiện tại đã biết. Trong khi Business intelligence nghiên cứu dữ liệu lịch sử để hỗ trợ ra quyết định kinh doanh, business analytics liên quan đến tương lai. Business analytics sử dụng khai thác dữ liệu, mô hình dữ liệu và machine learing để trả lời câu hỏi tại sao một điều gì đó xảy ra và dự đoán điều gì có thể xảy ra trong tương lai.
BI mô tả, thông báo cho bạn điều gì đang xảy ra và đã xảy ra trong quá khứ để tổ chức của bạn đạt được trạng thái hiện tại đó: Bây giờ nhân viên bán hàng đang ở đâu trong quy trình bán hàng? Tháng này chúng ta đã mất bao nhiêu thành viên hoặc có bao nhiêu thành viên mới? Ngược lại, business analytics là tiên đoán (sẽ có gì xảy ra trong tương lai?) và là hướng dẫn (tổ chức nên làm gì để tạo ra các kết quả tốt hơn?).
Điều này dẫn đến câu hỏi ai là đối tượng của BI. BI nhằm cung cấp những bức tranh đơn giản về tình hình hiện tại đối với các quản lý kinh doanh. Một trong những mục tiêu của BI là nó nên dễ hiểu đối với người dùng cuối không chuyên ngành và thậm chí họ có thể đào sâu vào dữ liệu và tạo ra các báo cáo mới. Trong khi những dự đoán và lời khuyên xuất phát từ business analytics yêu cầu các chuyên gia khoa học dữ liệu để phân tích và giải thích.
Hệ thống và công cụ business intelligence
Dưới đây là một số danh mục và tính năng quan trọng nhất của một business intelligence:
- Bảng điều khiển (Dashboards)
- Hình ảnh hóa (Visualizations)
- Báo cáo (Reporting)
- Đào tạo dữ liệu (Data mining)
- ETL (extract-transfer-load — công cụ nhập dữ liệu từ một kho lưu trữ dữ liệu sang một kho lưu trữ khác)
- OLAP (online analytical processing)
Trong số các công cụ này, bảng điều khiển và hình ảnh hóa là hai công cụ phổ biến nhất; chúng cung cấp các tóm tắt dữ liệu nhanh chóng và dễ hiểu, đó là trung tâm của đề xuất giá trị của BI.
Một số công cụ BI hàng đầu hiện tại
Trên thị trường có rất nhiều giải pháp Business Intelligence, dưới đây là một số ví dụ:
- Domo
- Dundas BI
- Microsoft Power BI
- MicroStrategy
- Oracle Analytics Cloud
- Qlik
- SAS
- Sisense
- Tableau
- Tibco
>>> Đọc thêm: Top 15 công cụ Business Intelligence hàng đầu năm 2024
Kết luận
Công cụ Business Intelligence không chỉ giúp các công ty thu thập dữ liệu, mà còn giúp phân tích và trực quan hóa dữ liệu đó một cách hiệu quả để cải thiện quyết định và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Khi bạn đã sẵn sàng bắt đầu với business intelligence của riêng mình, hãy chọn một công cụ thông tin doanh nghiệp đáng tin cậy phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Và đừng ngần ngại liên hệ chuyên gia của chúng tôi trong trường hợp cần tư vấn.