Cách sửa chữa 1 sản phẩm trên Odoo Enterprise 14

Có rất nhiều trường hợp mà có thể tạo ra một sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất cần quản lý sửa chữa. Hiểu được nhu cầu này, Odoo Enterprise cung cấp mô dun quản lý sửa chữa giúp người dùng lưu lại và lập kế hoạch cho tất cả các sửa chữa trên sản phẩm.









Mức độ phức tạp trong sản xuất có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào sản phẩm và quy trình vận hành. Có rất nhiều trường hợp mà ở đó họ có thể tạo ra một sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất. Một lỗi máy không kịp phát hiện hoặc lỗi sai do người vận hành rất dễ tạo ra sản phẩm bị lỗi trong quy trình vận hành phức tạp. Quản lý sửa chữa có thể được coi như một mẹo nhỏ đối với các doanh nghiệp. Hiểu được nhu cầu này, Odoo cung cấp mô dun quản lý sửa chữa giúp người dùng lưu lại và lập kế hoạch cho tất cả các sửa chữa trên sản phẩm.

Việc sửa chữa sản phẩm đã được mua và sử dụng bởi khách hàng là nghiệp vụ mà hầu hết các công ty đều có. Dù sản phẩm có đang trong thời gian bảo hành hay không thì doanh nghiệp cũng có thể yêu cầu khách hàng trả cho khoản chi phí sửa chữa đó. Có thể nói, một khi khách hàng đưa ra yêu cầu sửa chữa, công ty sẽ phải có trách nhiệm thực hiện sửa chữa nếu nó nằm trong thoả thuận của công ty với khách hàng. Công ty cũng có thể tính chi phí và xuất hoá đơn gửi cho khách hàng. Mô đun sửa chữa của Odoo cho phép người dùng quản lý và gửi hoá đơn cho những phần sửa chữa đã được thực hiện. Việc sửa chữa có thể được chính công ty thực hiện hoặc thuê đơn vị bên ngoài hỗ trợ. 


Sau khi nhận được sản phẩm cần sửa chữa từ khách hàng, người dùng sẽ nhận và nhập kho để tiến hành sửa chữa. Đơn hàng sửa chữa sẽ bắt đầu từ việc giao cho người chịu trách nhiệm tiến hành thực hiện việc sửa chữa. Để tạo một đơn sửa chữa, người dùng cài đặt mô đun Sửa chữa trong danh sách các ứng dụng của Odoo. 

Bây giờ chúng ta sẽ tạo một đơn sửa chữa mới. Người dùng cần cung cấp chi tiết của sản phẩm và số lượng. Người cũng có thể chỉ định nhân viên sẽ giải quyết vấn đề này. Odoo cung cấp tính năng giúp người dùng có thể thực hiện một số phân tích cơ bản như ước tính linh kiện và thời gian cần để sửa sản phẩm đó. Hai tab thành phần và hoạt động sẽ cho phép người dùng thực hiện việc này. Ngoài ra, người dùng cũng có thể điền thêm ghi chú cho đơn sửa chữa.  
 


Sau khi hoàn tất việc phân tích và điền đầy đủ các thông tin, người dùng có thể gửi báo giá cho khách hàng để thông báo về chi phí sửa chữa bao gồm phí dịch vụ và thay thế linh kiện (nếu có)

Trong một số trường hợp như phụ tùng thay thế cần thiết cho việc sửa chữa không có sẵn trong kho của công ty, hệ thống sẽ đưa ra một cảnh báo cho người dùng biết được tình trạng không còn hàng sau khi nhấn “Xác nhận sửa chữa”. Với tính năng này, người dùng sẽ kiểm tra được tình trạng sẵn sàng của hàng hoá trước khi gửi báo giá sửa chữa để lập kế hoạch cho phù hợp. 

Thông thường, báo giá được gửi qua email hoặc người dùng cũng có thể in báo giá và gửi đến khách hàng thông qua dịch vụ bưu điện. Người dùng có thể thiết lập mẫu email theo nhu cầu với danh sách người nhận cũng có thể được chỉnh sửa. 

 

Khi nhận được sự đồng ý của khách hàng, người dùng có thể bắt đầu sửa chữa sản phẩm bằng cách nhấn vào “Bắt đầu sửa chữa” trên bảng điều khiển của đơn sửa chữa. 



Sau khi hoàn thành sửa chữa, người dùng sẽ nhấn “Kết thúc sửa chữa”. Đối với việc khách hàng gửi yêu cầu sửa chữa thông qua trang web, công ty sẽ phải tự đến địa điểm của khách hàng nhận và giao hàng thì người dùng có thể thêm phí giao hàng vào bảng báo giá.

Trong trường hợp sản xuất ra một sản phẩm bị lỗi, người dùng có thể tạo một đơn sửa chữa và chỉ định cho một nhân viên để giải quyết vấn đề này. Đối với các sản phẩm sản xuất không đạt tiêu chuẩn về chất lượng do công ty đề ra, người dùng có thể dễ dàng chuyển đến kho phế liệu mà không cần phải tạo báo giá sửa chữa.  

Cách sửa chữa 1 sản phẩm trên Odoo Enterprise 14
Lê Hồng Nhung 9 November, 2020

Chia sẻ bài viết này