COVID-19 thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Kỹ thuật số | Onnet Consulting - Your Vietnam Odoo Partner

COVID-19 thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số - Doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19.









Khi Covid-19 xảy ra, nó buộc phải thay đổi xã hội trên toàn cầu. Gần như chỉ sau một đêm, chính phủ đã ban hành lệnh hạn chế tụ tập đông người không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, hạn chế các hoạt động kinh doanh trực tiếp và khuyến khích mọi người làm việc tại nhà. Đáp lại, các doanh nghiệp và trường học cũng bắt đầu tìm cách để tiếp tục hoạt động từ xa, nhờ vào Internet. Không chỉ những hoạt động làm việc từ xa, các dịch vụ theo yêu cầu, các sự kiện ảo hay dịch vụ đám mây đều được ưu tiên trong thời đại dịch này. Đây là những thay đổi mạnh mẽ nhất của các doanh nghiệp nhờ vào việc chuyển đổi số để phát triển trong thời kỳ Covid-19 bùng nổ.


Làm việc và học tập từ xa

Với cách thức này, nhiều doanh nghiệp duy trì được hoạt động trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế bị giáng những đòn tác động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, làm việc từ xa cho thấy nhiều lợi ích rõ rệt như tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên trong quá trình di chuyển tới nơi lầm việc.

Hơn thế nữa, không chỉ trong các hoạt động kinh doanh, trường học là nơi cần được đảm bảo về sức khoẻ cũng như tinh thần của học sinh. 

Những công cụ hỗ trợ trao đổi trực tuyến đã được phát triển và cập nhật liên tục để tối ưu hoá hiệu quả làm việc và học tập từ xa này. 

Theo đó, các chuyên gia dự đoán trong tương lai, con người sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khủng hoảng khác nhau như thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn, buộc phải tiếp tục áp dụng hình thức làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn.

Các dịch vụ theo yêu cầu

Việc nằm nhà và mua sắm giờ đây trở thành xu hướng và là tiêu chuẩn cho nhiều người. Công việc như đi siêu thị, giao hàng ăn hay thậm chí, các dịch vụ y tế từ xa cũng được áp dụng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp thay đổi cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngay bây giờ nhằm giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mạnh mẽ khi vi-rút Corona vẫn đang hoành hành.

Sự kiện ảo

Ngành hàng không vận tải bị đóng băng, các sự kiện tụ họp bị cấm, theo đó, ngành công nghiệp sự kiện đã tê liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết, nhờ vào Chuyển đổi số, các sự kiện trực tuyến hay nội dung số đang ngày càng thịnh hành. Đối phó với những khắc nghiệt của tự nhiên, con người cần phải có những thay đổi để tồn tại. Các cuộc họp công ty, hay những bữa tiệc sinh nhật, thậm chí là cả lễ tốt nghiệp cũng được tổ chức trực tuyến, tránh những tình trạng chậm trễ, trì hoãn mọi hoạt động cá nhân.

Nền tảng đám mây

Các doanh nghiệp trong khu vực, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đang nhận được sự hỗ trợ để chuyển doanh nghiệp của họ lên đám mây nhằm đảm bảo hoạt động liên tục trong thời kỳ đại dịch.

Nhờ có các nền tảng đám mây, các công ty có thể chia sẻ và cộng tác, chỉnh sửa tài liệu một cách an toàn, truy cập các dữ liệu phân tích,… bất chấp mọi khoảng cách địa lý.

Điện toán đám mây trở thành một phương tiện thuận lợi giúp doanh nghiệp giải quyết 3 nhu cầu chính trong thời kỳ đại dịch:

  • Tiết kiệm và tối ưu hoá chi phí CNTT

  • Hỗ trợ và đảm bảo lực lượng lao động từ xa

  • Đảm bảo khả năng phục hồi

Hơn thế nữa, Chính phủ cũng có thể sử dụng linh hoạt các nguồn và công nghệ dữ liệu lớn để khám phá, phân tích và phản hồi các vấn đề trong các hoạt động kinh tế và xã hội từ một góc độ rộng hơn. Họ cũng tối ưu hóa các chế độ quản lý, dịch vụ và ra quyết định của chính phủ, đồng thời giúp xây dựng một hệ thống mới sử dụng dữ liệu để nói và đưa ra quyết định.

Về mặt giáo dục, với rất nhiều học sinh được học ở nhà, việc học trực tuyến trở nên cần thiết - một lần nữa đòi hỏi cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây vững chắc. Về mặt chăm sóc sức khỏe, các nền tảng nghiên cứu và phát triển AI dựa trên đám mây mới cũng đang được chế tạo để tăng tốc các ứng dụng trong bộ gen, khám phá thuốc và hình ảnh y tế.

Ngày nay, các công ty ICT đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số làm việc cùng với các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương để khai thác các công nghệ như điện toán đám mây nhằm thúc đẩy đổi mới công nghiệp và đầu tư.

Không bao giờ là quá muộn hay quá nhiều cho việc chuyển đổi số. Công nghệ liên tục phát triển để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một trong những mục tiêu lớn nhất của chuyển đổi kỹ thuật số là phá vỡ những lỗ hổng nội bộ và tạo ra một trải nghiệm nội bộ liền mạch. Điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh doanh và cả đến trải nghiệm của khách hàng.

12 bước giúp doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số hiệu quả, theo Blake Morgan:


  • Khách hàng là trọng tâm. Sự thay đổi đầu tiên trước khi chuyển đổi số doanh nghiệp, công ty cần chuyển đổi sự tập trung vào sản phẩm sang tập trung vào khách hàng. Thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, từ đó, sẽ dễ dàng hơn trong các quyết định về chuyển đổi số của doanh nghiệp trong tương lai.

  • Cơ cấu tổ chức. Chuyển đổi kỹ thuật số cần một nền văn hoá minh bạch, chấp nhận sự thay đổi. Phá bỏ các lỗ hổng nội bộ và thu hút các lãnh đạo với tầm nhìn kỹ thuật số mới.

  • Thay đổi cách quản lý. Có nhiều chuyển đổi số không thành công do nhân viên không chấp nhận  sự thay đổi này. Mọi người luôn cố giữ nguyên và thường đấu tranh với sự thay đổi, ngay cả khi họ nhìn thấy những lợi ích tiềm năng. Các nỗ lực quản lý thay đổi hiệu quả nhất phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại, năng động.

  • Lãnh đạo chuyển đổi. Một nhà lãnh đạo tốt là có thể giúp nhân viên tin tưởng trong thời kỳ thay đổi. Mọi nhà điều hành và lãnh đạo đều đống một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi kỹ thuật số.

  • Các quyết định về công nghệ. Các quyết định chuyển đổi kỹ thuật số không phải phụ thuộc vào một người. Mọi người cần có sự thống nhất và mục tiêu chung trong việc thay đổi này mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Tích hợp. Công ty càng lớn, việc tiếp cận dữ liệu càng trở nên phức tạp. Việc tích hợp dữ liệu vào quy trình nội bộ của công ty là vô cùng cần thiết. Một chiến lược dữ liệu hợp lý là yếu tố tạo nên thành công của chuyển đổi kỹ thuật số.

  • Trải nghiệm khách hàng nội bộ. Chuyển đổi kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm khách hàng nội bộ. Nhận phản hồi của nhân viên và cung cấp các giải pháp công nghệ cấp người tiêu dùng giúp nhân viên có được trải nghiệm tuyệt vời.

  • Logistics và chuỗi cung ứng. Chuyển đổi kỹ thuật số có thể rất mạnh mẽ trong việc cải thiện tốc độ và độ tin cậy của chuỗi cung ứng, từ tốc độ sản xuất sản phẩm đến tốc độ và hiệu quả của việc thực hiện và giao hàng. Để tận dụng triệt để chuyển đổi, các công ty cần xem xét cách thức số hoá và cải thiện chuỗi cung ứng.

  • Bảo mật dữ liệu, Quyền riêng tư và Đạo đức. Đa số người tiêu dùng tin rằng thông tin của họ không được bảo mật. Khi cập nhật các quy trình và hệ thống trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, vấn đề bảo mật dữ liệu cần được chú trọng.

  • Sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ và quy trình. Chuyển đổi kỹ thuật số đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy về việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, ngay cả chính các sản phẩm và dịch vụ đó. Các sản phẩm mới, hiện đại hơn cần được thực hiện phân phối theo những cách sáng tạo và ấn tượng hơn.

  • Số hoá. Số hoá doanh nghiệp là tạo ra sự tích hợp liền mạch giữa các cửa hàng kỹ thuật số và cửa hàng vật lý. 

  • Cá nhân hoá. Người tiêu dùng mong đợi dịch vụ được cá nhân hoá. Tận dụng các giải pháp kỹ thuật số để hiểu khách hàng và cung cấp các đề xuất và trải nghiệm dành riêng cho họ.

Tiến hành chuyển đổi kỹ thuật số là một quá trình liên tục và có thể khó khăm. Tuy nhiên, chỉ cần tập trung vào khách hàng và làm theo những bước này, doanh nghiệp có thể đạt được những bước tiến vượt bậc

 
 


Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provided both a filter and a template to use.
COVID-19 thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Kỹ thuật số
Minh Ngoc 11 June, 2021

Chia sẻ bài viết này

Thẻ phân loại