Câu chuyện triển khai Odoo - Đại học bách khoa Virginia

Triển khai Odoo cho học viện Bách khoa Virginia

Học viện Bách khoa Virginia đặt tiêu chuẩn cho xe tự hành trong cuộc thi AutoDrive Challenge của SAE International









  • Quốc gia: Mỹ (Blacksburg, VA)

  • Ngành nghề: Ô tô, Sản xuất

  • Các ứng dụng chính đã triển khai: Kế toán, Quản lý hàng tồn, Xử lý hóa đơn, Studio, và Nhà kho

  • Quy mô công ty: 30

  • Loại hình triển khai: Odoo SaaS (Trực tuyến)


Cách đây không lâu, ý tưởng về những chiếc xe tự hành vẫn còn nằm trong địa hạt của những tác phẩm khoa học viễn tưởng. Trong nhiều bộ phim có hình ảnh của những chiếc xe có thể chở hành khách từ điểm A tới điểm B mà không cần đến sự can thiệp hỗ trợ của con người. 

Tương lai viễn tưởng này đang dần dần trở thành một thực tế nhãn tiền, vì nhiều công ty hiện đang chạy đua để đưa công nghệ này tới thị trường đại chúng. Học viện Bách khoa Virginia và các công ty khác đang tham gia vào công cuộc này bằng cách cạnh tranh với nhau trong cuộc thi AutoDrive Challenge do SAE International tổ chức để đưa những cỗ xe tự hành ra đường.


Đây là cuộc thi giữa các trường đại học kéo dài trong ba năm với một mục tiêu chung: Phát triển một loại xe tự hành Cấp độ 4 có thể tự di chuyển trên một cung đường phức tạp. Năm đầu tiên tập trung vào “phát triển một ý tưởng thiết kế và làm việc với các phần mềm cảm ứng và điện toán”. Năm thứ hai tập trung vào “cải tiến ý tưởng và phát triển những hệ thống vững chắc”, bao gồm tất cả mọi thứ từ chức năng chuyển làn đường tới chủ động dò tìm vật thể trên đường. Cuối cùng, trong năm thứ ba, chiếc xe sẽ có thể di chuyển ở tốc độ cao trên những cung đường xuất hiện các vật thể đang di chuyển và có những khúc ngoặt. Như vậy, thách thức đặt ra không đơn giản chỉ là di chuyển trên đường thẳng!



Tiến tới Tự hành cấp độ 4 và hơn thế nữa!

Ngược lại, mục tiêu của một chiếc xe Tự hành cấp độ 4, với “Năng lực tự hành cao”, là làm sao để nó có thể tự lái mà không cần đến con người.

Website New Atlas mô tả khả năng tự hành ở cấp độ này như sau: “Người lái có thể bỏ tay khỏi vô-lăng, mắt không cần nhìn đường, tâm trí không cần phải bận tâm đến tình hình giao thông... Xe có thể tự lái hoàn toàn trong một số tình huống, và nếu gặp tình huống nào khó xử lý, nó có thể hỏi xin sự trợ giúp của con người”. SAE, tổ chức tài trợ cho cuộc thi AutoDrive Challenge, xây dựng các định nghĩa mà lĩnh vực sản xuất ô tô sẽ sử dụng khi nói về các cấp độ tự hành của xe. Theo SAE, một chiếc xe có thể ở cấp độ 0 với “Không có năng lực tự hành” cho đến cấp độ 5 với “Có năng lực tự hành hoàn toàn”.

Để đạt được mục tiêu này, đội Victor Tango thuộc Học viện Bách khoa Virginia hiện đang bận rộn nghĩ cách trang bị cho chiếc xe Chevrolet Bolt 2017 các chương trình phần mềm, các bộ cảm biến, và nhiều thứ khác nữa. Đây là cỗ xe mà đội Victor Tango sẽ sử dụng để tham gia vào cuộc thi AutoDrive Challenge.


Ngay trong năm đầu tiên tham gia vào cuộc thi, đội Victor Tango đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Mười hai tháng vừa qua là khoảng thời gian bận rộn đối với họ. Trong những sự kiện đầu tiên của cuộc thi, Victor Tango đã được xếp ở vị trí thứ ba chung cuộc và nằm trong nhóm ba trường đại học mạnh nhất trong các cuộc thi liên quan đến khả năng của xe khi ở trạng thái động và tĩnh. Victor Tango đạt được những thành tích này song song với việc hướng dẫn cho các thành viên trong đội những kỹ năng khi sử dụng Odoo và kỹ năng làm việc nhóm.

“Quy trình diễn ra rất suôn sẻ.” – Bhavi Bharat Kotha, Trợ lý nghiên cứu sau đại học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Học viện Bách khoa Virginia

Theo Bhavi Bharat Kotha, Trợ lý nghiên cứu sau đại học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Học viện Bách khoa Virginia, hầu hết các kỹ sư đều chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật. Chẳng hạn, họ không cần phải biết các doanh nghiệp hoạt động ra sao trên thực tế, cũng không cần biết “sổ sách kế toán” được ghi chép như thế nào. Kết quả là, các kỹ sư trong đội phải vượt ra ngoài khuôn khổ vùng thoải mái của họ trong lĩnh vực kỹ thuật để học và tìm hiểu cách quản lý hàng tồn kho, thực hiện các giao dịch mua sắm, và tiếp xúc với các nhà tài trợ. Suy cho cùng, cuộc thi AutoDrive Challenge đòi hỏi phải có rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên một chiếc xe tự hành, từ các chi tiết cụ thể cho đến các bộ cảm biến và máy tính. Và đây chính là lúc phần mềm của Odoo phát huy hiệu quả.


Sử dụng Odoo

Bằng cách sử dụng các ứng dụng Quản lý hàng tồn và Thảo luận của Odoo, các thành viên của Victor Tango hình dung được về cách thức vận hành của một doanh nghiệp. Họ học cách cân bằng giữa mong muốn và nhu cầu, giao tiếp với các giám sát viên, và cân bằng lượng hàng tồn kho. Ứng dụng Quản lý hàng tồn giúp các thành viên trong đội nắm được họ đang có trong tay bao nhiêu tiền, họ đã chi tiêu bao nhiêu, và đã nhận về bao nhiêu tiền tài trợ. Trưởng nhóm Andy Cohen chia sẻ: “Odoo rất hữu ích trong việc theo dõi những gì chúng tôi nhận được.” Do bản chất của dự án này, Victor Tango phải tính đến những trang thiết bị trị giá hàng nghìn đô-la. Theo Cohen, việc nắm được sự phân bổ của các nguồn lực tài chính này là “vô cùng khó khăn”. Khó khăn đến độ khi chưa sử dụng Odoo, người phụ trách theo dõi tất cả các biên lai và hóa đơn của đội “đã sắp loạn trí”, Cohen cho biết.

“Odoo rất hữu ích trong việc theo dõi những gì chúng tôi nhận được.” – Andy Cohen, Trưởng nhóm kinh doanh

Thật may mắn, “quy trình này diễn ra rất suôn sẻ,” Kotha cho biết. Việc sử dụng các ứng dụng tích hợp giúp quy trình theo dõi sản phẩm trở nên nhịp nhàng và suôn sẻ hơn. Với Odoo, tất cả mọi thứ, từ xác định xem liệu sản phẩm đã đến nơi chưa, đã được ký tên xác nhận chưa, hay thậm chí là vị trí hiện tại của chúng, đều được quản lý và thực hiện một cách dễ dàng. Có thể triển khai các chức năng này ngay sau khi cài đặt mà không cần thực hiện các thao tác tùy chỉnh nào cả. Và bởi vì Odoo hoạt động theo cơ chế module, nên Victor Tango chỉ cần trả tiền cho những ứng dụng mà họ dùng.


Hiện nay, đội Victor Tango đang gấp rút chuẩn bị cho năm thứ hai trong cuộc thi AutoDrive Challenge, và họ sẽ tiếp tục thực hiện những cải tiến không chỉ đối với chiếc xe mà còn đối với cả đội nữa. Với ứng dụng ERP có khả năng mở rộng mà Học viện Bách khoa Virginia đang sử dụng, không có gì họ không thể làm được!


Giới thiệu về đội Victor Tango tham gia cuộc thi AutoDrive Challenge

Đội Victor Tango của Học viện Bách Khoa Virginia là một trong tám đội được lựa chọn tham gia vào cuộc thi AutoDrive Challenge do GE và SAE International tài trợ. Mục tiêu của cuộc thi này là lên kế hoạch, thiết kế, và xây dựng một phương tiện hoàn toàn tự hành trong vòng ba năm tới. Đội này sẽ được cung cấp một chiếc xe điện Chevy Bolt và nhiệm vụ của họ là biến nó thành một chiếc xe tự hành. Sau đó, chiếc xe hoàn thiện sẽ được đưa vào chạy thử trong môi trường giao thông đô thị.

Tìm hiểu thêm tại: VTAutoDrive.org

(Bài viết được dựa trên nội dung tại đây)


Triển khai Odoo cho học viện Bách khoa Virginia
Hailey Dương 14 tháng 9, 2020

Chia sẻ bài viết này