Quản lý lịch trình nhận hàng và giao hàng trong module Mua hàng Odoo

Module quản lý mua hàng với Odoo nhằm giúp bạn quản lý yêu cầu đặt hàng, đơn hàng, đấu thầu, nhập hàng, chất lượng sản phẩm.









Quản lý việc nhận/giao hàng là hoạt động thường xuyên và quan trọng của doanh nghiệp. Nó là tổ hợp các hoạt động phức tạp, đòi hỏi mức độ chính xác cao. Đồng thời, có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh, trải nghiệm khách hàng. Bởi vậy, 

Để quản lý lịch trình chuỗi cung ứng, bạn cần sử dụng chức năng “Lead Times” - thời gian chờ hàng trên Odoo.

Thời gian chờ hàng là khoảng thới gian mong đợi cần thiết để bạn nhận hàng hóa, vận chuyển hoặc là sản xuất sản phẩm.

Phần 1: Cấu hình thời gian chờ hàng

Đối tượng 1: Vendor Lead Time - Thời gian nhận hàng dự kiến

Thời gian chờ hàng của nhà cung cấp là thời gian cần thiết để nhà cung cấp của bạn giao hàng đến bạn.

Để cấu hình thời gian chờ hàng của nhà cung cấp, hãy truy cập vào trang sản phẩm, trong thẻ “Purchase”, chọn vào “Add a line” để thêm thông tin nhà cung cấp.

Bước 1: Truy cập vào “Products” cụ thể.

Bước 2: Tại thẻ “Purchase”, nhấp vào “Add a line”

Bước 3: Trên màn hình thông tin nhà cung cấp, nhập thời gian chờ hạn ước tính của nhà cung cấp vào trường “Delivery Lead Time”.


Ví dụ: Nếu bạn cài đặt thời gian chờ hàng là 02 ngày, như vậy, nếu một đơn hàng của bạn được đặt vào ngày 26/12/2019 thì ngày 28/12/2019 thì hàng hóa bạn đặt sẽ được giao đến.



    Hệ thống ghi nhận lịch trình nhận hàng của bạn tự động dựa trên thời gian chờ hàng từ nhà cung cấp mà bạn đã khai báo trong sản phẩm.

    Đối tượng 2: Customer Lead Time - thời gian chờ hàng của khách hàng (hoặc thời gian dự kiến giao hàng của bạn)


    Thời gian chờ hàng của khách hàng là thời gian dự kiến hàng hóa sẽ được giao đến tay khách hàng, tính từ thời điểm mà hàng hóa tồn tại ở trong kho của bạn.

    Để cấu hình thời gian chờ hàng của nhà cung cấp, hãy truy cập vào trang sản phẩm, trong thẻ “Inventory”, tại trường “Customer Lead Times’, nhập thời gian kế hoạch của bạn.

    Bước 1: Truy cập vào “Products” cụ thể.

    Bước 2: Trên màn hình của thẻ “Inventory”, nhập thời gian kế hoạch bạn sẽ giao hàng hóa đến tay khách hàng, tính từ thời điểm hàng hóa có tại kho của bạn tại trường "Customer Lead Times".

    Ví dụ: Nếu bạn bán cho sản phẩm cho khách hàng vào ngày 26/12/2019, trong trường hợp hàng hóa đã có sẵn tại kho thì dự kiến đến ngày 29/12/2019 hàng hóa sẽ đến được tay khách hàng của bạn.


    Tại tab “Other” trên đơn mua hàng, hệ thống đã ghi nhận ngày giao hàng mong đợi của bạn là 29/12/2019 dựa trên thời gian chờ hàng mà bạn đã cấu hình.

    Đối tượng 3: Thời gian sản xuất dự kiến (Xem hướng dẫn cụ thể hơn tại đây)

    Thời gian sản xuất dự kiến là thời gian cần thiết để bạn sản xuất ra sản phẩm.

    Thời gian chờ hàng của khách hàng là thời gian dự kiến hàng hóa sẽ được giao đến tay khách hàng, tính từ thời điểm mà hàng hóa tồn tại ở trong kho của bạn.

    Để cấu hình thời gian chờ hàng của nhà cung cấp, hãy truy cập vào trang sản phẩm, trong thẻ “Inventory”, tại trường “Manufacturing Lead Times", nhập thời gian kế hoạch của bạn.

    Bước 1: Truy cập vào “Products” cụ thể.

    Bước 2: Trên màn hình của thẻ “Inventory”, nhập thời gian kế hoạch bạn cần để sản xuất ra một lượng hàng tại trường “Manufacturing Lead Times".


    Phần 2: Cấu hình số ngày dự phòng cho thời gian chờ hàng

    Odoo cũng cho phép bạn định cấu hình trạng thái an toàn để bạn đối phó với sự chậm trễ tiềm ẩn xuyên suốt chuỗi cung ứng và đảm bảo bạn đáp ứng các cam kết của mình.

    Cách dễ nhất là đi đến Cài đặt từ bất kỳ phân hệ nào và nhập Thời gian chờ đợi trong các tham số. Từ đó, đánh dấu vào mỗi ô và định cấu hình thời gian đảm bảo trạng thái an toàn khác nhau cho nhu cầu của bạn.


    Phần 3: Ví dụ về thời gian chờ hàng và thời gian đảm bảo trạng thái an toàn cho chuỗi cung ứng của bạn


    Bạn bán một chiếc xe ngày hôm nay (ngày 1 tháng 1), được mua theo đơn đặt hàng và bạn hứa sẽ giao hàng cho khách hàng trong vòng 20 ngày (ngày 20 tháng 1). Đây là cấu hình sản phẩm của bạn:

    - Thời gian an toàn để bán hàng: 1 ngày
    - Thời gian an toàn để mua hàng: 1 ngày
    - Thời gian giao hàng của nhà cung cấp: 9 ngày

    Trong trường hợp như vậy, bộ lập lịch sẽ kích hoạt các sự kiện sau dựa trên cấu hình của bạn.

    - Ngày 19 tháng 1: ngày giao hàng theo lịch trình (ngày 20 tháng 1 - 1 ngày thời gian an toàn cho việc bán hàng)
    - Ngày 18 tháng 1: ngày nhận theo lịch trình (ngày 19 tháng 1 - 1 ngày thời gian an toàn cho việc mua hàng)
    - Ngày 10 tháng 1: ngày đặt hàng = thời hạn đặt hàng từ nhà cung cấp của bạn (ngày 19 tháng 1 - 9 ngày kể từ ngày nhà cung cấp).
    Trên đây là hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý giao và nhận hàng trên Odoo. Hy vọng đã giúp bạn sử dụng phần mềm một cách tối ưu và hiệu quả hơn.
    Quản lý lịch trình nhận hàng và giao hàng trong module Mua hàng Odoo
    Minh Ngoc 14 November, 2023

    Chia sẻ bài viết này